Giai đoạn tâm điểm các chất ức chế PARP trong ung thư buồng trứng

Ngày đăng: 26/03/2020 Lượt xem 2547

Giai đoạn tâm điểm các chất ức chế PARP trong ung thư buồng trứng

CN. Nguyễn Thị Thu Giang (Lược dịch và tổng hợp)

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai

 

Tại ESMO 2018 đã trình bày những kết quả của sự thay đổi thực hành lâm sàng trong nghiên cứu SOLO-1 và sau đó công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine.[1] Nghiên cứu này tập trung vào liệu pháp duy trì olaparib sau hóa trị trên phụ nữ mắc ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển. Những bệnh nhân nữ có đột biến BRCA đã cho kết quả rất tốt, tỷ lệ sống bệnh không tiến triển (PFS) được cải thiện đáng kể. Do đó, olaparib được chấp thuận tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ đó đã nảy sinh ra nhiều câu hỏi quan trọng: Liệu có thể có nhiều phụ nữ hơn được hưởng lợi từ những chất ức chế poly(ADP)-ribose polymerase (PARP)? Liệu những liệu pháp kết hợp sẽ giúp làm tăng thêm hiệu quả điều trị? Ba nghiên cứu được trình bày tại phiên tổng thể của ESMO 2019 đã giúp giải quyết một số những câu hỏi này.

Nghiên cứu PRIMA

Giáo sư Antonio Gonzalez-Martin đã trình bày dữ liệu về PRIMA.[2] Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên đa quốc gia từ các nhóm châu Âu và Mỹ trên hơn 700 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển điều trị bước đầu, đặc biệt là những bệnh nhân đang ở nguy cơ cao của giai đoạn IV hoặc có ung thư sau phẫu thuật. Sau hóa trị, những bệnh nhân này được điều trị duy trì niraparib hoặc placebo.

Trong những phụ nữ bị thiếu hụt tái tổ hợp tương đồng (HDR) đã có sự cải thiện thời gian PFS đáng kể 57% (tỉ suất nguy cơ [HR] là 0,43). HR 0,43 đã cho thấy những ý nghĩa trong thực hành lâm sàng: PFS trung bình tăng từ khoảng 10 tháng đến hơn 21 tháng, tức đã tăng gấp đôi. Cũng có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê của PFS 38% trong toàn bộ những bệnh nhân tham gia nghiên cứu (HR 0,62). Các nhà nghiên cứu tìm hiểu dưới nhóm là những bệnh nhân đầy đủ hoặc thiếu hụt HDR, họ nhận thấy rằng có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê trên những phụ nữ có khối u tái tổ hợp tương đồng bình thường (HR 0,68).

Nghiên cứu này cũng có thể bao hàm tất cả những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng tiến triển (ung thư nội mạc tử cung và huyết thanh mức cao) có thể được hưởng lợi khi điều trị duy trì niraparib.

Nghiên cứu PAOLA-1

PAOLA-1[3] là một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên pha III trên hơn 800 phụ nữ cho thấy sự cải thiện đáng kể về PFS (HR 0,59) trên tất cả những người tham gia nghiên cứu được điều trị bevacizumab và olaparib so với điều trị duy trì bevacizumab đơn thuần. Nghiên cứu này đưa ra kết luận những bệnh nhân có đột biến BRCA có hiệu quả điều trị tốt nhất, tiếp theo là nhóm bệnh nhân có HRD, không có sự cải thiện đáng kể trên những bệnh nhân có đầy đủ HDR (HR 0,92).

Nghiên cứu VELIA

VELIA[4] là một nghiên cứu về hiệu quả của chất ức chế PARP veliparib khi kết hợp với hóa trị và sau đó được tiếp tục sử dụng như liệu pháp duy trì. Các kết quả được trình bày cho thấy sự cải thiện PFS trên những bệnh nhân được điều trị bằng veliparib. Điều này đã đưa ra một kết luận tương tự: những bệnh nhân có đột biến BRCA có đáp ứng tốt hơn những người có HDR nhưng những cải thiện đáng kể được thấy trên cả hai nhóm.

Tổng hợp lại

Bác sĩ Susana Banerjee cho rằng ba nghiên cứu này đã cho thấy ngày càng nhiều phụ nữ có cơ hội được điều trị hiệu quả từ chất ức chế PARP trong điều trị bước đầu như điều trị duy trì ngoài những phụ nữ có đột biến BRCA.

Câu hỏi mấu chốt tiếp theo là: Một số bệnh nhân có thể được đơn trị chất ức chế PARP hay không? Hay liệu kết hợp với bevacizumab có cho hiệu quả điều trị không? Liệu những bệnh nhân có đột biến BRCA sẽ được điều trị hiệu quả từ olaparib hay những bệnh nhân không mang đột biến BRCA sẽ được điều trị hiệu quả với niraparib? Bệnh nhân nào có thể được điều trị hiệu quả khi kết hợp với bevacizumab?

Điều quan trọng đối với một bác sĩ thực hành lâm sàng là làm thế nào để có giảm thiểu các tác dụng phụ chất ức chế PARP điều trị đơn thuần và kết hợp? Mấu chốt là phải hiểu làm thế nào để kiểm soát được các độc tính, sự gián đoạn liều và giảm liều để chúng ta ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị hiệu quả và lâu bền hơn.

Qua những nghiên cứu này đã cho chúng ta thấy những nghiên cứu được thiết kế tốt và có sự hợp tác quốc tế, chúng ta có thể hy vọng cải thiện được hiệu quả điều trị cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Chẳng hạn như hiệu quả điều trị đã được cải thiện khi kết hợp bevacizumab với olaparib.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Moore K, Colombo N, Scambia G, et al. Maintenance olaparib in patients with newly diagnosed advanced ovarian cancer. N Engl J Med. 2018;379:2495-2505.
  2. González-Martín A, Pothuri B, Vergote I, et al. Niraparib in patients with newly diagnosed advanced ovarian cancer. N Engl J Med. 2019 Sep 28. [Epub ahead of print].
  3. Ray-Coquard IL, Pautier P, Pignata S, et al. Phase III PAOLA-1/ENGOT-ov25 trial: Olaparib plus bevacizumab (bev) as maintenance therapy in patients (pts) with newly diagnosed, advanced ovarian cancer (OC) treated withplatinum-based chemotherapy (PCh) plus bev. Ann Oncol. 2019;30 (Suppl 5): abstract LBA2_PR.
  4. Coleman RL, Fleming GF, Brady MF, et al. Veliparib with first-line chemotherapy and as maintenance therapy in ovarian cancer. N Engl J Med. 2019 Sep 28. [Epub ahead of print].

 Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/919248

ungthubachmai.com.vn

Tin liên quan