Cập nhật một số vấn đề về xét nghiệm sinh học phân tử và điều trị đích trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Ngày đăng: 27/06/2016 Lượt xem 5438
Cuối tháng 5 năm 2016, tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, với sự tham gia của gần 150 bác sỹ, kỹ thuật viên của các bệnh viện hàng đầu khu vực Đông Nam Á đã diễn ra Hội thảo về chẩn đoán và điều trị ung thư. Đặc biệt tại hội thảo này, chủ đề chính được quan tâm trao đổi đó là “Xét nghiệm sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị đích ung thư phổi không tế bào nhỏ”.

Ung thư phổi là bệnh ung thư hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo GLOBOCAN 2012, ung thư phổi đứng hàng thứ ba về tỷ lệ mắc và đứng hàng đầu về tỷ lệ tử vong trên thế giới. Trong khi đó tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và đứng thứ hai về tỷ lệ tử vong. Theo thể mô bệnh học ung thư phổi được chia thành 2 nhóm chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer – NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer – SCLC). Khoảng 85% số ca ung thư phổi thuộc loại không tế bào nhỏ, trong số đó khoảng 75% trường hợp được phát hiện ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn. Hiện nay, có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi do đó đã kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Với sự phát triển của công nghệ sinh học các xét nghiệm sinh học phân tử trong ung thư đã có những bước tiến vượt bậc đem lại những thông tin hữu ích giúp dự báo đáp ứng điều trị, lựa chọn phương pháp điều trị, liệu pháp điều trị đích trong ung thư phổi đạt được những kết quả ngoạn mục chính là nhờ dựa trên cơ sở các kết quả của xét nghiệm sinh học phân tử.

Xét nghiệm các dấu ấn sinh học trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Dấu ấn sinh học (Biomarker) là các phân tử sinh học trong máu, dịch thể, mô (như protein, enzyme, nucleic acid, kháng thể,…) có liên quan đến sự thay đổi trong biểu hiện gen, cấu trúc – chức năng protein, tín hiệu chuyển hóa tế bào do đó chúng là dấu ấn cho một quá trình bất thường hoặc diễn tiến bệnh.

Trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, những dấu ấn sinh học quan trọng nhất đang được sử dụng bao gồm: (1) các dấu ấn sinh học được xác định bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch giúp chẩn đoán nguồn gốc của u qua sự biệt hóa của tế bào/ mô bệnh, dự báo đáp ứng với liệu pháp điều trị miễn dịch; (2) các dấu ấn sinh học được xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử - di truyền học đó là các đột biến gen đặc hiệu giúp dự báo khả năng đáp ứng hoặc kháng thuốc với liệu pháp điều trị đích.

Với xét nghiệm hóa mô miễn dịch, một số loại dấu ấn sinh học đặc hiệu được sử dụng để xác định mô bệnh học/ tế bào học của các dạng ung thư phổi như TTF-1, CK7, Napsin A, mucin (xác định ung thư biểu mô tuyến), CK5/6, p63, SOX2, p40 (xác định ung thư biểu mô tế bào vảy). Ngoài ra, gần đây các dấu ấn sinh học xác định PD–1 trên tế bào LymphoT, PD–L1 trên tế bào ung thư cũng được sử dụng để dự báo khả năng đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp điều trị miễn dịch.

Dấu ấn sinh học

Vị trí phát hiện

Định loại

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

TTF–1

Nhân tế bào

Ung thư biểu mô tuyến

72–75%

97–100%

Napsin A

Bào tương

Ung thư biểu mô tuyến

81–85%

~ 100%

CK7

Bào tương

Ung thư biểu mô tuyến

> 90%

57–94%

Mucin

Bào tương

Ung thư biểu mô tuyến

Biến thiên

Biến thiên

P63

Nhân tế bào

Ung thư biểu mô

tế bào vảy

95–98%

70–100%

CK5/6

Bào tương

Ung thư biểu mô

tế bào vảy

81–88%

79–92%

P40

Nhân tế bào

Tin liên quan