So sánh hiệu quả của xạ trị trong chọn lọc (selective internal radiation therapy - SIRT) và sorafenib ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển

Ngày đăng: 29/06/2020 Lượt xem 2509

ThS. Bs. Lê Quang Hiển (dịch)

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

                Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) không thể điều trị triệt căn được, hóa trị liệu qua da là lựa chọn được khuyến nghị khi HCC ở giai đoạn trung gian, còn giới hạn ở gan và không thể mổ được. Đối với những bệnh nhân bị HCC ở giai đoạn tiến triển (bao gồm cả trường hợp xâm lấn tĩnh mạch cửa, di căn hạch bạch huyết hoặc di căn xa hoặc chỉ số toàn trạng thay đổi: phân loại Barcelona Clinic Cancer Cancer [BCLC] -C) thì được khuyến cáo điều trị bằng liệu pháp toàn thân với sorafenib. Trong nhóm những bệnh nhân bị HCC giai đoạn tiến triển nhưng không có sự xâm lấn tĩnh mạch cửa, lenvatinib đã được chứng minh là không thua kém sorafenib.

                Mục đích của nghiên cứu này là thông qua các thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm có kiểm soát (multicenter randomized controlled trials - RCTs) để so sánh giữa điều trị bằng SIRT với 90Y microspheres (đơn trị liệu hoặc kèm theo sau là sorafenib) và sorafenib về hiệu quả, tính an toàn.

                Các tác giả đã tìm kiếm dữ liệu trên các trang MEDLINE, EMBASE và Thư viện Cochrane cho đến tháng 2 năm 2019 để xác định các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh SIRT (là đơn trị liệu hoặc theo sau là sorafenib) với sorafenib đơn trị liệu ở những bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển. Mục tiêu chính là thời gian sống còn toàn bộ và tần suất xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến điều trị (AEs ≥3).

                Ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, liên quan đến 1.243 bệnh nhân, so sánh sorafenib với SIRT (SIRveNIB và SARAH) hoặc SIRT theo sau là sorafenib (SORAMIC) được đưa vào. Các tác giả phân bổ ngẫu nhiên 411/635 (64,7%) bệnh nhân cho SIRT và 522/608 (85,8%) cho sorafenib mà không có sai lệch lớn nào.

                Kết quả cho thấy thời gian sống còn toàn bộ trung bình với SIRT, có hoặc không theo sau bởi sorafenib, không thua kém sorafenib (10,2 và 9,2 tháng, [với HR 0,91, 95% CI]). Các tác dụng phụ nghiêm trọng ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng SIRT là 149/515 bệnh nhân (chiếm 28,9%) và 249/575 (43,3%) ở nhóm chỉ nhận sorafenib (p <0,01).

                Như vậy, SIRT là liệu pháp điều trị ban đầu cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển không những tương đương về thời gian sống còn toàn bộ mà còn an toàn hơn so với sorafenib.

Nguồn: Non-inferiority, Individual Patient Meta-analysis of Selective Internal Radiation Therapy With Yttrium-90 Resin Microspheres Versus Sorafenib in Advanced Hepatocellular Carcinoma

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32358087/


So sánh hiệu quả của xạ trị trong chọn lọc (selective internal radiation therapy - SIRT) và sorafenib ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển

ThS. Bs. Lê Quang Hiển (dịch)

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

                Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) không thể điều trị triệt căn được, hóa trị liệu qua da là lựa chọn được khuyến nghị khi HCC ở giai đoạn trung gian, còn giới hạn ở gan và không thể mổ được. Đối với những bệnh nhân bị HCC ở giai đoạn tiến triển (bao gồm cả trường hợp xâm lấn tĩnh mạch cửa, di căn hạch bạch huyết hoặc di căn xa hoặc chỉ số toàn trạng thay đổi: phân loại Barcelona Clinic Cancer Cancer [BCLC] -C) thì được khuyến cáo điều trị bằng liệu pháp toàn thân với sorafenib. Trong nhóm những bệnh nhân bị HCC giai đoạn tiến triển nhưng không có sự xâm lấn tĩnh mạch cửa, lenvatinib đã được chứng minh là không thua kém sorafenib.

                Mục đích của nghiên cứu này là thông qua các thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm có kiểm soát (multicenter randomized controlled trials - RCTs) để so sánh giữa điều trị bằng SIRT với 90Y microspheres (đơn trị liệu hoặc kèm theo sau là sorafenib) và sorafenib về hiệu quả, tính an toàn.

                Các tác giả đã tìm kiếm dữ liệu trên các trang MEDLINE, EMBASE và Thư viện Cochrane cho đến tháng 2 năm 2019 để xác định các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh SIRT (là đơn trị liệu hoặc theo sau là sorafenib) với sorafenib đơn trị liệu ở những bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển. Mục tiêu chính là thời gian sống còn toàn bộ và tần suất xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến điều trị (AEs ≥3).

                Ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, liên quan đến 1.243 bệnh nhân, so sánh sorafenib với SIRT (SIRveNIB và SARAH) hoặc SIRT theo sau là sorafenib (SORAMIC) được đưa vào. Các tác giả phân bổ ngẫu nhiên 411/635 (64,7%) bệnh nhân cho SIRT và 522/608 (85,8%) cho sorafenib mà không có sai lệch lớn nào.

                Kết quả cho thấy thời gian sống còn toàn bộ trung bình với SIRT, có hoặc không theo sau bởi sorafenib, không thua kém sorafenib (10,2 và 9,2 tháng, [với HR 0,91, 95% CI]). Các tác dụng phụ nghiêm trọng ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng SIRT là 149/515 bệnh nhân (chiếm 28,9%) và 249/575 (43,3%) ở nhóm chỉ nhận sorafenib (p <0,01).

                Như vậy, SIRT là liệu pháp điều trị ban đầu cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển không những tương đương về thời gian sống còn toàn bộ mà còn an toàn hơn so với sorafenib.

Nguồn: Non-inferiority, Individual Patient Meta-analysis of Selective Internal Radiation Therapy With Yttrium-90 Resin Microspheres Versus Sorafenib in Advanced Hepatocellular Carcinoma

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32358087/

So sánh hiệu quả của xạ trị trong chọn lọc (selective internal radiation therapy - SIRT) và sorafenib ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển

ThS. Bs. Lê Quang Hiển (dịch)

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

                Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) không thể điều trị triệt căn được, hóa trị liệu qua da là lựa chọn được khuyến nghị khi HCC ở giai đoạn trung gian, còn giới hạn ở gan và không thể mổ được. Đối với những bệnh nhân bị HCC ở giai đoạn tiến triển (bao gồm cả trường hợp xâm lấn tĩnh mạch cửa, di căn hạch bạch huyết hoặc di căn xa hoặc chỉ số toàn trạng thay đổi: phân loại Barcelona Clinic Cancer Cancer [BCLC] -C) thì được khuyến cáo điều trị bằng liệu pháp toàn thân với sorafenib. Trong nhóm những bệnh nhân bị HCC giai đoạn tiến triển nhưng không có sự xâm lấn tĩnh mạch cửa, lenvatinib đã được chứng minh là không thua kém sorafenib.

                Mục đích của nghiên cứu này là thông qua các thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm có kiểm soát (multicenter randomized controlled trials - RCTs) để so sánh giữa điều trị bằng SIRT với 90Y microspheres (đơn trị liệu hoặc kèm theo sau là sorafenib) và sorafenib về hiệu quả, tính an toàn.

                Các tác giả đã tìm kiếm dữ liệu trên các trang MEDLINE, EMBASE và Thư viện Cochrane cho đến tháng 2 năm 2019 để xác định các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh SIRT (là đơn trị liệu hoặc theo sau là sorafenib) với sorafenib đơn trị liệu ở những bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển. Mục tiêu chính là thời gian sống còn toàn bộ và tần suất xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến điều trị (AEs ≥3).

                Ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, liên quan đến 1.243 bệnh nhân, so sánh sorafenib với SIRT (SIRveNIB và SARAH) hoặc SIRT theo sau là sorafenib (SORAMIC) được đưa vào. Các tác giả phân bổ ngẫu nhiên 411/635 (64,7%) bệnh nhân cho SIRT và 522/608 (85,8%) cho sorafenib mà không có sai lệch lớn nào.

                Kết quả cho thấy thời gian sống còn toàn bộ trung bình với SIRT, có hoặc không theo sau bởi sorafenib, không thua kém sorafenib (10,2 và 9,2 tháng, [với HR 0,91, 95% CI]). Các tác dụng phụ nghiêm trọng ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng SIRT là 149/515 bệnh nhân (chiếm 28,9%) và 249/575 (43,3%) ở nhóm chỉ nhận sorafenib (p <0,01).

                Như vậy, SIRT là liệu pháp điều trị ban đầu cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn tiến triển không những tương đương về thời gian sống còn toàn bộ mà còn an toàn hơn so với sorafenib.

Nguồn: Non-inferiority, Individual Patient Meta-analysis of Selective Internal Radiation Therapy With Yttrium-90 Resin Microspheres Versus Sorafenib in Advanced Hepatocellular Carcinoma

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32358087/

Tin liên quan