Chẩn đoán ung thư

Ngày đăng: 29/08/2008 Lượt xem 6654

Dấu hiệu và triệu chứng

Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính:

  • Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.
  • Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.
  • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ănsuy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố.

Mỗi vấn đề nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau (được xem như là chẩn đoán phân biệt). Ung thư có thể là một bệnh lý thường gặp hay hiếm gặp gây ra các triệu chứng này.

Sinh thiết

Một biểu hiện ung thư có thể gợi ý đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng để chẩn đoán xác định độ ác tính thì phải cần đến khám nghiệm vi thể tế bào ung thư của các nhà giải phẫu bệnh. Thủ thuật để lấy được tế bào và/hoặc các mẫu bệnh phẩm, và khám nghiệm chúng được gọi là sinh thiết. Chẩn đoán mô học sẽ xác định loại tế bào ung thư đang tiến triển, mức độ ác tính (mức độ loạn sản), sự lan tràn và kích thước của chúng. Di truyền học tế bàohóa mô miễn dịch có thể cung cấp các thông tin về xu hướng phát triển sau này của ung thư (tiên lượng) và phương pháp điều trị tốt nhất.

Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ hoàn toàn, và đôi khi điều này có thể thực hiện bởi sinh thiết. Khi toàn bộ khối mô tổn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải đựơc khám xét cẩn thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn là không thể.

Bản chất của sinh thiết phụ thuộc vào cơ quan khám nghiệm. Nhiều sinh thiết (như là sinh thiết da, vú hay gan) có thể thực hiện ngoại trú. Sinh thiết những cơ quan khác thì được tiến hành Chẩn đoán giai đoạn ung thư

Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia giai đoạn của các khối u ác tính gọi là TNM (T: tumor - khối u, N: node - hạch lympho, M: metastasis - di căn).

Trong một vài ung thư cụ thể, một số bảng phân loại khác lại thích hợp hơn, thí dụ hệ thống xếp loại FAB (French-American-Bristish cooperative group) dùng cho một số bệnh bạch huyết.

Tầm soát

Tầm soát ung thư là thử nghiêm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi ngờ trong quần thể dân cư. Các thử nghiệm tầm soát phù hợp phải có thể đáp ứng được cho một số lượng lớn người khỏe mạnh, an toàn, không xâm nhập đồng thời có tỷ lệ dương tính giả thấp chấp nhận được. Khi triệu chứng ung thư được phát hiện thì các phương pháp chẩn đoán kế tiếp thâm nhập hơn và có khả năng khẳng định hơn được thực hiện để xác nhận chẩn đoán.

Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Chẩn đoán sớm giúp kéo dài đời sống. Một số thử nghiệm tầm soát đã được triển khai. Tầm soát ung thư vú có thể được thực hiện bởi tự khám vú. Tầm soát bằng chụp tuyến vú phát hiện được khối u sớm hơn cả tự thăm khám, và nhiều nước sử dụng nó để tầm soát một cách hệ thống tất cả các phụ nữ trung niên. Ung thư đại trực tràng có thể được phát hiện nhờ vào xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phânsoi đại tràng, chúng giúp làm giảm đi cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nhờ phát hiện và loại bỏ các polyp tiền ác tính. Một cách tương tự, xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (sử dụng Pap smear) giúp xác định và cắt bỏ các tổn thương tiền ung thư. Qua thời gian, những thử nghiệm như vậy đã dẫn đến giảm rõ rệt tỷ lệ ung thư cổ tử cung và tỷ lệ tử vong. Nam giới được khuyên tự khám tinh hoàn bắt đầu từ tuổi 15 để phát hiện ung thư tinh hoàn. Ung thư tiền liệt tuyến (nhiếp hộ tuyến) có thể được tầm soát nhờ vào khám trực tràng bằng ngón tay cùng với thử máu tìm kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA).

Tầm soát ung thư là vấn đề còn bàn cãi trong những trường hợp khi không biết chắc nó có thực sự cứu mạng sống hay không. Tranh cãi đặt ra khi không rõ là liệu lợi ích từ việc tầm soát có hơn hẳn nguy cơ của các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo và điều trị ung thư. Ví dụ trong trường hợp tầm soát ung thư tiền liệt tuyết, xét nghiệm PSA có thể phát hiện những ung thư nhỏ mà sẽ không bao giờ trở nên đe dọa đến tính mạng, nhưng khi đã được chẩn đoán thì sẽ dẫn đến điều trị. Tình trạng này gọi là chẩn đoán quá mức, đưa con người đối diện với nguy cơ các biến chứng của điều trị không cần thiết như là phẫu thuật hay xạ trị. Những thủ thuật tiếp theo được sử dụng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến (như sinh thiết tiền liệt tuyến) có thể gây ra các tác dụng phụ, như chảy máu và nhiễm trùng. Điều trị ung thư tiền liệt tuyến có thể dẫn đến viêc đái són (mất khả năng kiểm soát dòng nước tiểu) và rối loạn cường dương (cương không đủ cho giao hợp). Tương tự đối với ung thư vú, gần đây có những phê bình về chương trình tầm soát ung thư ở một vài nước đã gây là nhiều bất cập hơn là lợi ích thu được. Đó là vì tầm soát phụ nữ trong quần thể rộng sẽ gây ra một số lớn dương tính giả cần khảo sát tiếp theo để loại trừ ung thư, dẫn đến tăng số cần điều trị (hay số cần tầm soát) để phòng ngừa hay bắt gặp một trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm.

Về phương diện y tế công cộng, tầm soát ung thư cổ tử cung bằng Pap smear có hiệu quả - chi phí tốt nhất trong các dạng tầm soát ung thư vì ung thư này có yếu tố nguy cơ rõ ràng (tiếp xúc qua đường tình dục) và diễn tiến tự nhiên chậm qua nhiều năm do đó cho phép chúng ta có thời gian để tầm soát và phát hiện bệnh sớm. Hơn nữa, xét nghiệm này cũng dễ thực hiện và tương đối rẻ tiền.

Sử dụng chẩn đoán hình ảnh để truy tầm ung thư ở những người không có triệu chứng rõ ràng cũng có những vấn đề rắc rối tương tự. Nguy cơ tăng đáng kể trong việc phát hiện những khối u mà gần đây được gọi là khối u tình cờ - đó là tổn thương lành tính được xem là ác tính để rồi trở thành điểm ngắm cho các thăm dò nguy hiểm khác.

Vì những lý do này, điều quan trọng là lợi ích và nguy cơ của quá trình chẩn đoán và điều trị phải đựơc cân nhắc khi tiến hành tầm soát ung thư.

Tin liên quan