Xạ trị

Ngày đăng: 27/09/2010 Lượt xem 5720

 

Phóng xạ đã được phát hiện ra cách đây hơn 100 năm. Từ đó, các bác sĩ đã tìm ra những cách để dùng phóng xạ điều trị ung thư.
Những tiến bộ trong kỹ thuật và những hiểu biết rõ hơn về tác dụng của nó trên cơ thể đã làm cho xạ trị trở nên một phần quan trọng trong điều trị ung thư ngày nay. Thật sự khoảng một nửa bệnh nhân ung thư sẽ phải xem xạ trị ít nhất là một phần trong kế hoạch điều trị của mình.

 

XẠ TRỊ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Phóng xạ là năng lượng được chuyên chở bởi các sóng hoặc một luồng các hạt nhỏ li ti. Nó có thể làm thay đổi gen (DNA) và một số phân tử của tế bào. Các gen kiểm soát quá trình phát triển và phân chia của tế bào. Để hiểu được xạ trị được dùng để điều trị như thế nào, bạn nên biết chu kỳ sống bình thường của tế bào. Chu kỳ tế bào có 5 pha (giai đoạn) trong đó chỉ có 1 pha là tế bào phân chia thật sự. Khi tế bào phân chia thành 2 tế bào khác nhau, người ta gọi đó là sự phân bào.
 
Chu kỳ tế bào:
GO = Tế bào đang trong giai đoạn nghỉ
G1 = Tạo RNA và protein
S = Tạo DNA
G2 = Xây dựng các cơ cấu để phân bào
M = Phân bào (tế bào phân ra làm 2 tế bào khác nhau)
  • Pha G0 (giai đoạn nghỉ): Tế bào chưa bắt đầu phân chia, chiếm phần lớn thời gian sống của tế bào. Tùy thuộc vào loại tế bào mà giai đoạn này có thể kéo dài từ vài giờ hay nhiều năm. Khi tế bào nhận được tín hiệu sinh sản, nó sẽ chuyển sang pha G1.
  • Pha G1: Trong pha này, tế bào bắt đầu tạo ra nhiều protein hơn để sẵn sàng phân chia. Pha G1 kéo dài khoảng 18 đến 30 giờ.
  • Pha S: Ở pha S, các nhiễm sắc thể chứa mã di truyền (DNA) được sao chép để cả 2 tế bào mới đều có DNA giống nhau. Pha này kéo dài khoảng 18 đến 20 giờ.
  • Pha G2: Pha G2 xảy ra ngay trước khi tế bào bắt đầu phân chia thành 2 tế bào mới. Pha này kéo dài từ 2 đến 10 giờ.
  • Pha M (Mitosis - phân bào): Ở pha này, tế bào thật sự phân chia thành 2 tế bào mới. Pha này chỉ kéo dài khoảng từ 30 đến 60 phút.
Chu kỳ tế bào và phóng xạ
Chu kỳ tế bào rất quan trọng trong điều trị ung thư do tia xạ thường cho tác dụng tốt nhất trên các tế bào đang hoạt động hoặc phân chia nhanh chóng và không có tác dụng ở những tế bào đang ở pha nghỉ (G0) hoặc phân chia chậm. Độ nhạy cảm phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ nguy cơ một tế bào bị phóng xạ làm tổn thương.
Xạ trị tấn công các tế bào ung thư đang phân chia nhưng nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào đang phân chia khác của mô bình thường. Những tổn thương trên các tế bào bình thường gây ra các tác dụng phụ. Một khi thực hiện xạ trị bao gồm sự cân bằng giữa phá hủy các tế bào ung thư và tránh các tế bào bình thường.
Trước đây, người ta nghĩ rằng khi một khu vực đã được điều trị bằng tia xạ một lần rồi thì không thể điều trị thêm lần nữa được do sự tổn thương của các tế bào bình thường ở khu vực điều trị. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy ở một số trường hợp có thể xạ trị tiếp lần thứ hai.

 

Tin liên quan