Chăm sóc da trong và sau xạ trị như thế nào

Ngày đăng: 09/04/2021 Lượt xem 7249

Chăm sóc da trong và sau xạ trị như thế nào

CN. Đinh Thu Thủy (Lược dịch)
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Xạ trị là một trong các phương pháp chính để điều trị ung thư. Ước tính có khoảng hơn 50% số bệnh nhân ung thư được chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, bệnh cạnh tác dụng chữa bệnh thì xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, việc phòng, chống các tác dụng phụ không mong muốn này là rất quan trọng để vừa đạt được hiệu quả điều trị, tuân thủ đúng được phác đồ nhưng lại giảm thiểu tối đa các biến chứng của xạ trị. Một trong các tổn thương không mong muốn đó là tổn thương da do xạ trị. Bài viết này cung cấp một số thông tin về chăm sóc da như thế nào cho đúng trong và sau quá trình xạ trị. 3626

Lợi ích của chăm sóc da đúng khi bị chiếu xạ là:

- Giảm tác dụng phụ lên da

- Giúp làn da có thể thoải mái trong suốt quá trình điều trị

- Giúp làn là hồi phục nhanh hơn sau điều trị

Dưới đây là các lời khuyên của các chuyên gia da liễu hướng dẫn về cách chăm sóc da trong và sau khi xạ trị

Trong quá trình xạ trị: hãy nhẹ nhàng và bảo vệ làn da của bạn

Bạn phải thực hiện các điều sau đây ngay khi bắt đầu xạ trị và kéo dài cho đến khi kết thúc xạ trị và làn da của ban trở về bình thường.

vTắm và cạo râu: Da có thể trở nên rất nhạy cảm trong quá trình xạ trị. Bạn có thể giảm nguy cơ tác dụng phụ bằng cách làm theo các hướng dẫn sau:

  • Tắm vùng da điều trị hàng nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tắm thật nhẹ nhàng vùng da xạ trị giúp loại bỏ các vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn trên bề mặt da. Nếu làn da bị kích ứng, có thể gây ra các tác dụng phụ. Để tránh gây kích ứng da, không dùng các loại nước giặt, bọt biển và xơ mướp. Thay vào đó, sử dụng tay của bạn để nhẹ nhàng té nước lên vùng da được điều trị.
  • Sử dụng các xà phòng tắm có độ pH thấp hoặc trung tính theo sự hướng dẫn hoặc hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Khi dùng xà phòng tắm, dùng tay nhẹ nhàng xoa xà phòng và rửa sạch bằng nước ấm. Không sử dụng khăn hoặc miếng bọt biển.
  • Tránh các đường đánh dấu trên da, chà sát chúng có thể gây kích ứng da.
  • Tránh cạo râu, cạo lông vùng da điều trị. Nó có thể gây kích ứng da, gây đau rát sẩn đỏ
  • Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày theo chỉ dẫn. Việc này giúp cho làn da có thể hồi phục nhanh hơn, nhưng không được thoa kem dưỡng ẩm lên vết thương. Sử dụng những loại kem dưỡng ẩm theo chỉ dẫn của bác sỹ.

vMặc quần áo, trang phục: theo những hướng dẫn sau nhằm giảm tác dụng phục của xạ trị.

  • Chăm sóc vùng da bị thương như đỏ da, loét, đóng vảy trong quá trình xạ trị. Chăm sóc da đúng cách, giúp da hồi phục nhanh hơn và tránh các biến chứng nặng.
  • Tránh các loại bột chống mồ hôi, bột tal. Thành phần trong loại bột này có thể làm tăng hấp thu liều phóng xạ khi xạ trị. Bạn có thể dùng chất khử mùi thay bột chống mồ hôi. Tuy nhiên, nếu da bị đỏ, sưng tấy hoặc đau nhức, hãy dừng sử dụng chất khử mùi.
  • Không dính bất kỳ thứ gì lên làn da của bạn bao gồm cả băng y tế, băng dính, miếng dán có nicotin. Chất kết dính có thể gây kích ứng và tổn thương vùng da được điều trị bằng bức xạ. Nếu bạn cần sử dụng miếng dán vì lý do y tế, hãy sử dụng lên vùng da chưa điều trị.
  • Không dùng các sản phẩm có mùi hương. Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da thường có mùi hương có thể gây kích ứng da. Ngay cả các sản phẩm không mùi có chứa hương liệu.
  • Mặc quần áo rộng. Tránh sự cọ sát của quần áo lên da gây kích ứng.

vDành thời gian cho các hoạt động ngoài trời, thư giãn, giải trí: giúp giảm stress, nhưng phải bảo vệ làn da tránh khỏi bức xạ mặt trời (tia UV), trời nóng và lạnh. Các chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Che vùng da xạ trị bằng quần áo chống nắng. Ánh nắng mặt trời có thể gây kích ứng vùng da xạ trị. Hãy mặc quần áo chống nắng trước khi ra ngoài. Bạn có thể mua các loại quần áo chống nắng online, nhưng bấ kỳ các loại quần áo nào có thể ngăn ánh sáng xuyên qua đều có thể chống nắng. Hãy mặc các loại quần áo rộng, sử dụng mũ rộng vành để bảo vệ đầu và cổ.
  • Sử dụng các loại kem chống nắng theo chỉ dẫn của bác sỹ và nhân viên y tế
  • Ở dưới bóng râm khi ở ngoài trời giúp tránh các tia UV
  • Không dùng giường tắm nắng hoặc các dụng cụ tắm nắng khác. Những dụng cụ này thường làm tăng mức tia UV hơn tia nắng mặt trời và có thể gây hủy hoại làn da của bạn.
  • Không tắm nước nóng bằng bồn. Nhiệt độ cao có thể gây hủy hoại vùng da của bạn. Nếu bồn tắm không được vệ sinh còn có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Mặc ấm khi nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thấp cũng có thể làm tổn thương da của bạn. Để phòng việc đó, bạn cần mặc ấm khi ra ngoài trời và hạn chế thời gian ra ngoài.

vỞ nhà: cho đến khi kết thúc xạ trị hoặc da của bạn trờ nên bình thường, chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Không đặt đồ nóng, lạnh lên vùng da xạ trị. Các miếng dán nóng và lạnh có thể gây kích ứng vùng da của bạn.
  • Bảo vệ vùng da xạ trị trong khi làm việc nhà. Nếu xạ trị vùng da bàn tay hoặc cánh tay, bạn phải dùng găng tay bảo vệ khi làm việc nhà như rửa bát...

Sau khi xạ trị: luôn chú ý vùng da xạ trị.

Một số tác dụng phụ xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi kết thúc xạ trị. Nó có thể xáy ra mặc dù không có tác dụng phụ nào trong suốt quá trình xạ trị. Để phát hiện ra các tác dụng phụ sớm nhất có thể, các chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Chú ý các dấu hiệu thay đổi của vùng da xạ trị. Sau khi xạ trị, việc chú ý vùng da xạ trị rất quan trọng.
  • Nếu bạn thấy đỏ, phát ban hoặc bất kỳ thay đổi nào khác, hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc bác sĩ da liễu của bạn.
  • Bảo vệ vùng da xạ trị khỏi ánh nắng mặt trời. Bất cứ ai đã điều trị bức xạ đều có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn. Ung thư da có xu hướng xuất hiện nhiều năm sau đó, vì vậy cần phải sử dụng các sản phẩm chống nắng để bảo vệ làn da của bạn.
  • Khám chuyên khoa da liễu. Bác sỹ có thể phát hiện ra các vấn đề về da của bạn, đặc biệt là bạn có nguy cơ cao bị ung thư da sau xạ trị

Bác sỹ da liễu có thể điều trị các vấn đề về da do điều trị ung thư gây ra.

Tài liệu tham khảo

American Academy of Dermatology. “Skin conditions could hinder treatment in cancer patients, negatively impact quality of life.” News release issued February 4, 2011. Last accessed August 24, 2018.

Greenwald E, Gorcey L, et al. “Poster 2706: Importance of skin cancer screening after radiation therapy.” J Am Acad Dermatol. 2016;74(5) suppl 1:AB199. Commercial support: None identified.

Hymes SR, Strom EA, et al. “Radiation dermatitis: Clinical presentation, pathophysiology, and treatment.” J Am Acad Dermatol. 2006;54(1):28-46.

Veness M and Richards S. “Radiotherapy.” In: Bolognia JL, et alDermatology. (second edition). Mosby Elsevier, Spain, 2008:2127-37.

Nguồn:https://www.aad.org/public/diseases/skin-cancer/types/common/melanoma/radiation-care

Tin liên quan