- Một số đặc điểm khác của DCIS trên siêu âm bao gồm: vôi hóa, rối loạn cấu trúc và bất thường ống tuyến, trong đó dấu hiệu bất thường ống tuyến chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp tổn thương DCIS trên siêu âm. Mặc dù độ nhạy của siêu âm trong việc phát hiện vôi hóa kém hơn so với chụp X-quang vú tuy nhiên vẫn có thể quan sát được với đầu dò tần số cao và các vi vôi hóa ác tính dễ phát hiện hơn trên siêu âm so với các nốt vi vôi hóa lành tính [7].
Hình 10. Hình ảnh các nốt vi vôi hóa (mũi tên) trong ống tuyến (hình trái) vá trong khối tổn thương (hình phải) trên siêu âm [6].
Hình 11. Hình ảnh các nốt vi vôi hóa (mũi tên) trong các vùng giảm âm trên siêu âm (sinh thiết chứng minh: DCIS)[6].
2.3 .Đặc điểm hình ảnh trên cộng hưởng từ
- DCIS có thể cùng tồn tại với tình trạng ung thư xâm nhập trong cùng một tổn thương, cùng một vú hoặc ở bên đối diện, tuy nhiên là hai loại tổn thương khác nhau. Chính điều này là yếu tố làm thay đổi đáng kể thái độ điều trị, có thể chuyển từ phẫu thuật bảo tồn vú sang phẫu thuật cắt toàn bộ vú. Theo nghiên cứu của Rosen, có khoảng 57% các trường hợp ung thư vú có cả thể xâm nhập và thể tại chỗ cùng tồn tại, trong đó tỷ lệ này với DCIS là 16,8% và với IDC là 26,5% [8].
- DCIS có thể giảm hoặc đồng tín hiệu trên T1W trước tiêm và T2W xóa mỡ, thường ngấm thuốc sớm sau tiêm do tình trạng tăng sinh mạch trong tổn thương [9].
- Đặc điểm hình ảnh hay gặp nhất của DCIS trên cộng hưởng từ là tổn thương ngấm thuốc không phải dạng khối. Đặc điểm phân bố của tổn thương hay gặp nhất là theo thùy với tỷ lệ 42%, khu trú 33%, lan tỏa 9%, đường đi của ống tuyến 9%, theo vùng 6%.
- Các trường hợp DCIS đơn thuần, có 59% ngấm thuốc không phải dạng khối, 14% ngấm thuốc dạng khối. Đối với trường hợp DCIS phối hợp với tổn thương dạng xâm nhập thì có 76% trường hợp ngấm thuốc dạng khối. DCIS bậc cao thường có xu hướng ngấm thuốc dạng khối nhiều hơn so với DCIS bậc trung gian và bậc thấp. DCIS bậc thấp thường không ngấm thuốc hoặc ngấm thuốc không phải dạng khối [8].
- Đường cong động học ngấm thuốc hay gặp nhất là type II trong đó tổn thương có ngấm thuốc sớm và giữ thuốc ổn định, các trường hợp thải thuốc (type III) và ngấm thuốc tăng dần (type I) ít gặp hơn [10].
Hình 12. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ vú phải bệnh nhân nữ 61 tuổi, từ trái qua phải: mặt cắt đứng dọc T1W trước tiêm và sau tiêm: tổn thương ngấm thuốc khu trú (đầu mũi tên) và tổn thương ngấm thuốc ống tuyến lân cận (mũi tên). Kết quả mô bệnh học: DCIS bậc thấp [11] .
Hình 13. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ vú trái bệnh nhân nữ 63 tuổi, từ trái qua phải: mặt cắt đứng dọc T1W trước tiêm và sau tiêm: tổn thương ngấm thuốc dạng đường thẳng (mũi tên). Kết quả mô bệnh học: DCIS bậc trung gian [11].
Hình 14. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ vú phải bệnh nhân nữ 75 tuổi, từ trái qua phải: mặt cắt đứng dọc T1W trước tiêm và sau tiêm: tổn thương ngấm thuốc dạng đám (mũi tên). Kết quả mô bệnh học: DCIS bậc trung gian [11].
Hình 15. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ vú phải bệnh nhân nữ 46 tuổi, từ trái qua phải: mặt cắt đứng dọc T1W trước tiêm và sau tiêm: tổn thương ngấm thuốc dạng đám (mũi tên), vị trí lân cận có nang tuyến vú (đầu mũi tên). Kết quả mô bệnh học: DCIS bậc thấp [11].
Hình 16. Hình ảnh đường cong động học ngấm thuốc type 2 của bệnh nhân nữ 41 tuổi, chẩn đoán DCIS bậc cao vú trái [11].
3. KẾT LUẬN
- DCIS là một trong các tổn thương ung thư vú hay gặp nhất. Các dấu hiệu cơ bản trên chụp X-quang vú và siêu âm bao gồm các tổn thương dạng khối, rối loạn cấu trúc và vi vôi hóa. Trên hình ảnh cộng hưởng từ, tổn thương có thể biểu hiện là các tổn thương dạng khối hoặc không phải dạng khối trong đó thường ngấm thuốc sớm sau tiêm với đường cong động học ngấm thuốc hay gặp là type 2. Việc nhận định các dấu hiệu trên hình ảnh giúp chẩn đoán chính xác và có chỉ định sinh thiết kịp thời góp phần chẩn đoán sớm cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sumner WE, K.L., Snell SE, Results of 23,810 cases of ductal carcinoma-in-situ. Ann Surg Oncol, 2007. 14(5): p. 1638- 1643.
2. Lagios MD, W.P., Rose MR, The concept and implications of multicentricity in breast carcinoma. Pathol Annu 1981. 16(2): p. 83- 102.
3. Allegra CJ, A.D., Ganschow P, Diagnosis and management of ductal carcinoma in situ (DCIS). NIH Consens State Sci Statements, 2009. 26(2): p. 1-27.
4. Recht A, R.E., Fentiman IS, Kurtz JM, Mansel RE, Sloane JP, The Fourth EORTC DCIS Consensus Meeting. Eur J Cancer 1998. 34(11): p. 1664–1669.
5. Takayuki Yamada, N.M., Mika Watanabe, Izo Kimijima, Tadayuki Okumoto, Kazumasa Seiji, Shoki Takahashi, Radiologic-Pathologic Correlation of Ductal Carcinoma in Situ. RSNA journals., 2010. 30(5).
6.Marion E. Scoggins, P.S.F., Henry M. Kuerer, Gaiane M. Rauch, Correlation Between Sonographic Findings and Clinicopathologic and Biologic Features of Pure Ductal Carcinoma In Situ in 691 Patients. AJR, 2015. 204(4).
7. Moon WK, I.J., Koh YH, Noh DY, Park I, A. US of mammographically detected clustered micro-calcifications. . Radiology, 2000. 217: p. 849- 854.
8. Rosen EL, S.-F.S., DeMartini WB, Eby PR, Peacock S, Lehman CD. , BI-RADS MRI enhancement characteristics of ductal carcinoma in situ. Breast J, 2007. 13(6): p. 545- 550.
9. Gilles R, Z.B., Guinebretière JM, Ductal carcinoma in situ: MR imaging–histopathologic correlation. Radiology, 1995. 196(2): p. 415- 419.
10.Jansen SA, N.G., Abe H, Shimauchi A, Schmidt RA, Karczmar GS. , Pure ductal carcinoma in situ: kinetic and morphologic MR characteristics compared with mammographic appearance and nuclear grade. Radiology 2007. 245(3): p. 684-691.
11. Mahmud Mossa-Basha, G.M.F., Biren A. Shah, Sharif Ali, Milan V. Pantelic, Ductal Carcinoma in Situ of the Breast: MR Imaging Findings with Histopathologic Correlation. RSNA journals., 2010. 30(6).
Nguyễn Thị Ngọc Minh