Bệnh nhân Ung thư phổi sau 6 năm điều trị hiện bệnh ổn định tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

Ngày đăng: 30/06/2020 Lượt xem 6626

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, GS.TS. Mai Trọng Khoa, Sinh viên. Hoàng Hải Đăng
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Ung thư phổi là loại ưng thư phổ biến nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi năm có khoảng 2 triệu trường hợp mới mắc. Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên toàn thế giới (chiếm 16,7% tổng số ung thư ở nam giới).

Tùy thuộc vào loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch.

Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã được điều trị ổn định nhiều năm nay.

I. HÀNH CHÍNH

  • ·         Họ và tên: Đỗ Hiển V.
  • ·         Tuổi: 73
  • ·         Giới tính: nam
  • ·         Nghề nghiệp: hưu trí
  • ·         Địa chỉ: phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Vào viện vì ho ra máu

II.BỆNH SỬ

Tháng 11/2014, bệnh nhân ở nhà xuất hiện ho ra máu đỏ tươi, số lượng ít, 1-2 lần/ngày, không ho, không đau ngực, không khó thở, không sốt, không gầy sút cân. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Bạch Mai được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện hình ảnh u phổi trái 4,7x2,9 cm. Bệnh nhân được nhập viện Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

III. TIỀN SỬ

  • ·         Bản thân: đái tháo đường, tăng mỡ máu điều trị thường xuyên.
  • ·         Gia đình: chưa phát hiện bệnh lý liên quan.

 IV. KHÁM BỆNH

  • ·         Bệnh nhân thể trạng trung bình, BMI=23kg/m²
  • ·         Hạch ngoại vi không sờ thấy.
  • ·         Tim đều, T1 T2 rõ, không có tiếng thổi bất thường.
  • ·         Phồi rì rào phế nang rõ, không rale.
  • ·         Bụng mềm, không chướng. Gan lách không sờ thấy.

 V, CẬN LÂM SÀNG

  • ·         Công thức máu: bình thường
  • ·         Hóa sinh máu: Glucose 8,7 mmol/L; chức năng gan, thận, điện giải đồ trong giới hạn bình thường.
  • ·         Chất chỉ điểm u trong giới hạn bình thường: CEA 7,28 ng/mL (tăng); Cyfra 21-1: 3,35 ng/mL.
  • ·         Điện tâm đồ: nhịp xoang, tần số 72 lần/phút, trục trung gian.
  • ·         Siêu âm ổ bụng: hình ảnh gan nhiễm mỡ.
  • ·         Siêu âm vùng cổ: hạch cổ trái, hạch trung thất
  • ·         Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang:

 3546 anh 1

3546 anh 2

 

Hình 1. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: khối u thùy dưới phổi trái, kích thước 4,7x2,9 cm, bờ tua gai ngấm thuốc sau tiêm (mũi tên)

  •          Chụp PET/CT (10/12/2014): Phát hiện u thùy dưới phổi trái, đám mờ thùy trên phổi phải, nốt mờ nhỏ thùy dưới phổi trái, hạch trung thất, hạch rốn phổi trái và hạch thượng đòn phải.

 3546 anh 3

 

 Hình 2. Hình ảnh PET/CT trước điều trị: u thùy dưới phổi trái 4,7x2,9cm tăng hấp thu FDG maxSUV= 12,72.

 3546 anh 4

   

Hình 3. Hình ảnh PET/CT trước điều trị: đám mờ thùy trên phổi trái 1,3cm tăng hấp thu FDG maxSUV= 3,96  (mũi tên vàng) và nốt mờ nhỏ thùy trên phổi phải 0,6cm maxSUV= 1,14 (mũi tên đen).

 3546 anh 5

 

Hình 4. Hình ảnh PET/CT trước điều trị: Hạch thượng đòn phải 1,0cm tăng hấp thu FDG maxSUV= 3,47

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não: hiện chưa phát hiện tổn thương thứ phát.
3546 anh 63546 anh 7

Hình 5. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não: không phát hiện tổn thương thứ phát

Bệnh nhân được sinh thiết khối u phổi làm xét nghiệm mô bệnh học, kết quả: ung thư biểu mô tế bào vảy không sừng hóa.

Bệnh nhân được làm xét nghiệm đột biến EGFR: không có đột biến gen EGFR.

 VI, CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán: Ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn hạch, phổi T3N2M1, giai đoạn IV/ Đái tháo đường - Rối loạn mỡ máu.

Giải phẫu bệnh: Ung thư biểu mô tế bào vảy không sừng hóa, EGFR (-).

VII, ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân được điều trị hóa chất phác đồ PC 9 chu kì

Điều trị đái tháo đường: Insulin tiêm dưới da hàng ngày

Điều trị hạ mỡ máu

Điều trị nâng cao thể trạng

VIII, DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ

·         Sau 1 năm điều trị: triệu chứng lâm sàng: không ho, không khó thở, không đau ngực. Chất chỉ điểm u trở về bình thường CEA: 3,35 ng/mL; Cyfra 21-1: 1 ng/mL.

Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: tổn thương phổi phải là các dải xơ, vài nốt mờ rải rác phổi phải, trái.

Bệnh nhân được điều trị duy trì bằng Vinorelbine dạng uống.

3546 anh 8

 

Hình 6. Hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực: tổn thương dạng xơ- xẹp phổi thùy trên và phân thùy đỉnh, phân thùy dưới phổi phải; nốt mờ ngoại vi đỉnh phổi phải.

Sau 3 năm điều trị: bệnh nhân ổn định, không ho, không khó thở, ăn ngủ tốt. Xét nghiệm máu chất chỉ điểm u CEA: 2,47 ng/mL; Cyfra 21-1: 2,84 ng/mL. Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: không phát hiện tổn thương khối u.

3546 anh 9

 

Hình 7. Hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực: đám tổn thương dày xơ tổ chức kẽ; tổn thương dạng kính mờ thùy dưới phổi trái.

·         Sau 4 năm điều trị:

- Bệnh nhân không ho, không khó thở, không đau ngực.

- Siêu âm ổ bụng: không phát hiện bất thường.

- PET/CT (10/4/2018): Phát hiện hình ảnh đám mờ xơ nhu mô phổi trái, nốt mờ nhỏ thùy trên phổi phải, hạch thượng đòn phải và hạch trước carina.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị duy trì bằng Vinorelbine dạng uống   

3546 anh 10

 

Hình 8. Hình ảnh PET/CT sau điều trị: Đám mờ xơ nhu mô phổi trái KT 4,6x1,9cm tăng hấp thu FDG nhẹ so với nhu mô phổi xung quanh, maxSUV= 1,93. Nốt mờ nhỏ thùy trên phổi phải KT 0,5cm không tăng hấp thu FDG.

3546 anh 11

 

Hình 9.Hình ảnh PET/CT sau điều trị: Hình ảnh hạch thượng đòn phải KT 0,6cm tăng hấp thu FDG maxSUV= 2,86.  

3546 anh 12

 

Hình 10.Hình ảnh PET/CT sau điều trị: Hình ảnh nốt hạch trung trước carina kích thước 0,6cm tăng hấp thu FDG maxSUV= 2,86.

Thời điểm hiện tại bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, không đau ngực.

Các xét nghiệm:

- Siêu âm ổ bụng: không phát hiện bất thường.

- Xạ hình xương: không phát hiện bất thường.

 - Xét nghiệm máu: chất chỉ điểm khối u trong máu: bình thường CEA: 3,26 ng/mL; Cyfra 21-1: 1,54 ng/mL

 Kết luận: Sau 6 năm điều trị bệnh nhân đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, kích thước khối u giảm. Hiện tại bệnh nhân vẫn tiếp tục được sử dụng thuốc Navelbine duy trì và theo dõi định kỳ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

nguồn: ungthubachmai.com.vn

Tin liên quan