Điều trị hiệu quả ung thư gan nguyên phát tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

Ngày đăng: 13/07/2020 Lượt xem 3501

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, GS.TS, Mai Trọng Khoa, Sinh viên Nguyễn Vũ Bản

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai

                 Ung thư gan là một trong các bệnh ung thư phổ biến, có tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2018 của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (International Agence on Cancer Research) ung thư gan có tỷ lệ số ca mới mắc 25.335 chiếm 15,4%, có tỷ lệ tử vong 25.404 chiếm 22,1% cao nhất trong các loại ung thư hiện nay tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do Xơ gan, Viêm gan virus B, C…

                Chẩn đoán và điều trị ung thư gan hiện nay đã phát triển hơn rất nhiều. Đối với các ung thư tế bào gan nguyên phát phát hiện sớm/rất sớm khi chức năng gan vẫn còn tốt (Child – Push: A – B) thì có khả năng điều trị triệt căn bằng các phương pháp phẫu thuật, tiêm cồn, đốt sóng cao tần hay ghép gan có thể đem lại hiệu quả và tác động lên thời gian sống sót sau điều trị cao trên 5 năm. Trong đó, các phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau, nhưng với các khối u đơn độc kích thước lớn trong gan thì phương pháp đốt sóng cao tần cho thấy ưu điểm an toàn và hiệu quả khi bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật đồng thời đem lại tác dụng hoại tử có thể tiên lượng tốt hơn và hiệu quả vượt trội hơn so với tiêm cồn.

                Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân ung thư gan đã được điều trị ổn định:

Hành chính

Họ tên: Nguyễn T. T., nữ 60 tuổi.

Địa chỉ: Gia Viễn – Ninh Bình.

Vào viện: Tháng 03 năm 2012, bệnh nhân vào viện vì lý do đau tức bụng

Bệnh cảnh

Tháng 3 năm 2012, bệnh nhân đau tức bụng vùng hạ sườn phải khoảng 4 tháng, không sốt, không nôn, ăn uống kém, gầy sút cân 2kg/4 tháng. 1 tuần trước vào viện, bệnh nhân thấy đau tức vùng hạ sườn phải tăng lên vào viện Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

Khám lúc vào viện

Bệnh nhân có thể trạng chung tốt: Chiều cao: 155cm, nặng 44kg.

Da và niêm mạc hồng.

Hạch ngoại vi không sờ thấy.

Khám bụng: Bụng mềm, ấn đau tức vùng hạ sườn phải, da vùng bệnh lý bình thường.

Hạch ngoại vi không sờ thấy

Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường

Các xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm công thức máu: trong giới hạn bình thường:

Hồng cầu 4.53 G/L,

HGB 141g/l,

Bạch cầu: 6,4 G/L;

Bạch cầu trung tính: 4.7,

Tiểu cầu :141 G/L

Sinh hóa máu: Men gan và chất chỉ điểm khối u tăng cao:

Glucose: 5.5 mmol/l,

Ure: 4.7 mmol/l,

Creatinin: 67 micromol/l,

GOT: 85 U/L (tăng nhẹ, bình thường dưới 37 U/L)

GPT: 31 U/L

AFP: 2837ng/ml (tăng cao, bình thường dưới 7ng/mL)

Na/K/Clo: 138/3,6/102

Vi sinh: HBsAg (-); HIV (-); HCV (-).

Đông máu cơ bản: trong giới hạn bình thường.

Siêu âm ổ bụng: có hình ảnh khối u ở gan phải, kích thước 3x4 cm, không có dịch ổ bụng, không có huyết khối tĩnh mạch cửa.

3.548 anh 1

Hình 1: Hình ảnh khối u trên siêu âm ổ bụng ngày 10/05/2012

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng thấy 1 khối tổn thương tại gan phải đường kính 70x50 cm, sau tiêm không ngấm thuốc. Không phát hiện tổn thương thứ phát.

Chẩn đoán xác định: Ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn T3N0M0

Được chỉ định đốt sóng cao tần khối u gan.

Sau đó 2 tháng bệnh nhân đi khám được làm xét nghiệm có kết quả chất chỉ điểm khối u: AFP: 11ng/ml, sau đó giảm dần chỉ còn AFP: 2,56ng/ml vào tháng 10/2012.

Bệnh nhân được đánh giá lại sau điều trị với lâm sàng ổn định, không còn đau tức vùng hạ sườn phải, ăn uống tốt hơn. Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy tổn thương cũ, không tăng sinh mạch, không có tổn thương mới.

 3548 anh 2

Hình 2: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng vùng tổn thương khối u cũ

Bệnh nhân được theo dõi định kì theo hẹn.

Năm 2013, các xét nghiệm máu:

Tiểu cầu: 147, tỷ lệ Prothrombin: 88 %

AFP: 2,54 ng/mL. GOT: 45, GPT: 51, GGT 73.

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: tổn thương tại gan không tăng sinh mạch

 3548 anh 3 

Hình 3: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng vùng tổn thương khối u cũ

Năm 2014, bệnh nhân được siêu âm ổ bụng cho thấy dọc gan trái 95 mm, dọc gan phải 110 mm, nhu mô hạ phân thùy VII sát vòm hoành có khối tăng âm không đều, ranh giới rõ, bờ đều, kích thước 29x33 mm, xung quanh khối này có viền xơ hóa tăng âm, trên Doppler không có khối tăng sinh mạch. Nhu mô còn lại không thấy khối mới

3548 anh 4 

Hình 4: Hình ảnh siêu âm ổ bụng vùng tổn thương khối u cũ

Năm 2015 bệnh nhân khám lại cho thấy, chụp cắt lớp vi tính thấy khối tổn thương gan phải kích thước 29x33 mm, không sinh mạch, không xuất hiện khối mới.

Xét nghiệm máu: AFP: 2,47ng/mL. GOT: 40, GPT: 43 U/L

Hiện tại, tháng 5/2020 bệnh nhân đi khám định kì theo hẹn, hiện tại bệnh nhân khỏe mạnh.

Các xét nghiệm cho thấy: Hồng cầu: 4,32T/L; Hb: 142g/L; Bạch cầu: 4,67G/L; Tiểu cầu: 81 G/L; tỷ lệ Prothrombin: 69%; Ure: 3,2mmol/L; Creatinin: 50µmol/L; GOT: 46 U/L, GPT: 46 U/L;

Xét nghiệm chỉ điểm u: AFP: 2,1ng/mL; AFP-L3: 3,5%; PIVKA –II: 10mAU/L (bình thường).

Trên siêu âm ổ bụng không phát hiện tổn thương tái phát

3548 anh 5 

Hình 5: Hình ảnh tổn thương cũ trên siêu âm ổ bụng

             Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy nhu mô gan vùng hạ phân thùy VIII có khối 27x30mm, sau tiêm không ngấm thuốc cản quang.

 3548 anh 6

Hình 6: Hình ảnh tổn thương cũ trên cắt lớp vi tính ổ bụng

Kết luận: Bệnh nhân sau 8 năm điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát đường kính 70x50mm bằng đốt sóng cao tần, bệnh nhân đã trở về cuộc sống bình thường, trên các xét nghiệm không xuất hiện hạch hay tổn thương mới. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi định kì theo hẹn.

Nguồn: ungthubachmai.com.vn

Tin liên quan