Biểu hiện lâm sàng của ung thư vú có đặc trưng là kéo dài và rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Yếu tố tiên lượng của ung thư vú đã được thừa nhận là kích thước u, sự xuất hiện và lan rộng của di căn hạch vùng. Do ung thư vú đã được xem là một bệnh có\" thể chữa khỏi, nhất là khi bệnh ở giai đoạn sớm nên các nhóm bệnh nhân không được điều trị nhưng được ghi nhận chi tiết là rất hiếm. Một trong các nhóm bệnh nhân như vậy thuộc Bệnh viện Mildle Sex ở Anh (nơi đây đã thành lập một trong các khoa ung thư đầu tiên vào năm 1792). Bloom và cộng sự đã thông báo một nhóm 250 bệnh nhân bị ung thư vú gặp ở bệnh viện này từ năm 1805-1933. Các bệnh nhân nhập viện nói chung ở giai đoạn rất muộn: 74% ở giai đoạn IV; 23% giai đoạn III và chỉ 2% ở giai đoạn II Những bệnh nhân này được nhập viện chỉ để chăm sóc giai đoạn cuối. Không bệnh nhân nào được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hay hormon. Do các bệnh án được giữ gìn rất cẩn thận nên người ta có thể ước lượng thời điểm bắt đầu của bệnh với độ chính xác khá cao. Chỉ 7% bệnh nhân được phát hiện bệnh trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên và 39% được phát hiện trong vòng 1 năm. Thời gian sống thêm trung bình từ khi có các triệu chứng ban đầu là 2,7 năm. 18% các bệnh nhân không được điều trị sống thêm 5 năm , 4% sống thêm 10 năm. Những số liệu này chỉ ra rằng các bệnh nhân bị ung thư vú có thể sống thêm kéo dài thậm chí cả với các trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn và không được điều trị.
Tốc độ phát triển của ung thư vú
Xác định tốc độ phát triển về lâm sàng có thể cung cấp thông tin về tính không đồng nhất của bệnh và được sử dụng để ước lượng thời gian từ khi sinh u đến khi có biểu hiện lâm sàng. Một trong những cách để đánh giá tốc độ phát triển của ung thư vú là thời gian cẩn thiết để khối u tăng gấp đôi đường kính của nó, cũng là thời gian để tăng thể tính u lên 8 lần.
Năm 1956, Collins và cộng sự đã mô tả các tốc độ phát triển lâm sàng của một số loại u ở người, bao gồm cả ung thư biểu mô vú. Họ cho rằng tốc độ phát triển u theo hàm số mũ, nghĩa là các tế bào u phân chia theo một tốc độ hằng định theo thời gian. Theo biểu mẫu này, một tế bào u đơn lẻ sẽ phát triển thành một khối có đường kính hàm sau 20 lần nhân đôi. 10 lần nhân đôi tiếp theo sẽ tạo khoảng xấp xỉ 1 kg mô u, một khối lượng thường thấy ở thời điểm bệnh nhân chết do bệnh. Collins và cộng sự đã vẽ biểu đồ thời gian nhân đôi lâm sàng cho một nhóm 24 bệnh nhân có ung thư di căn gây tổn thương phổi. ở các bệnh nhân này, việc đo kích thước u được thực hiện qua các phim X-quang ngực chụp hàng loạt Thời gian nhân đôi theo quan sát đó thay đổi từ 28\"164 ngày cho các u có nguồn gốc biểu mô. Thời gian nhân đôi thể tích trung bình cho nhóm này là 78 ngày. Nghiên cứu này khẳng định tính không đồng nhất về tốc độ phát triển lâm sàng của các u ở người và được dùng để ước lượng thời gian các pha tiến triển lâm sàng của bệnh. Tính theo hàm số mũ này, thời gian nhân đôi là 100 ngày, u nguyên phát và u di căn có cùng tốc độ phát triển thì thời gian cần cho một tế bào ác tính đơn lẻ phát triển thành một khối 1 em để có thể phát hiện trên lâm sàng sẽ hơn 8 năm. Các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra số liệu tương tự. Biểu đồ phát triển tế bào u theo hàm số mũ đã cung cấp nền tảng lý thuyết đầu tiên dùng trong hoá trị liệu ung thư. Người ta cũng có thể ước lượng khoảng thời gian giữa phát hiện u bằng chụp vú và phát hiện u bằng lâm sàng qua các dữ liệu thu được từ chương trình chụp vú sàng lọc. Tuy nhiên, có tồn tại sự khác nhau về khái niệm phát triển u theo cấp số mũ. Thực sự là với ung thư vú và các ung thư biểu mô khác, thuật toán Gompertz mô tả tốc độ phát triển u chính xác hơn hàm số mũ. Trong thuật toán Gompertz, sự hằng định về tốc độ phát triển sẽ chậm đi theo cấp số mũ. Bởi vậy, khi khối u tăng về kích thước, thời gian nhân đôi của nó sẽ dài hơn. Thời gian nhân đôi u về đại thể trên thực tế là một mối quan hệ phức tạp giữa thời gian của một chu kỳ tế bào, tỷ lệ các tế bào tham gia vào phân chia và nhân đôi, có thể một tế bào mới phân chia sẽ không tham gia vào chu kì phân chia (yếu tố mất tế bào). Với ung thư vú, tỷ lệ phát triển khoảng 50/O\" yếu tố mất tế bào khoảng 75%. Bởi vậy, phần lớn của khối u là các tế bào không
tham gia vào chu kỳ phân chia. Hơn thế nữa, các tế bào tham gia vào chu kỳ phân chia với một tốc độ rất nhanh nhưng hầu các tế bào con mới sinh ra không sống được. Như vậy cần phải hiểu thời gian nhân đôi thể tích chỉ là một chỉ số thô về mức độ ác tính của u và không có giá trị ước đoán thời gian từ khi sinh u đến khi có biểu hiện lâm sàng.
Tốc độ phát triển quan sát theo lâm sàng của ung thư vú là cần thiết để giải thích sự tiến triển về sinh học phân tử và di truyền của bệnh. Ung thư vú, giống với các u ác tính khác, là kết quả của một loạt các đột biến ở các đến điều hoà phát triển, sửa chữa DNA và các đen khác. Tuy nhiên, người ta chưa biết liệu các đột biến này có xuất hiện theo một trật tự đặc biệt nào không hay có bao nhiêu cách liên quan đến những thay đổi di truyền khác nhau, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư vú. Sự không đồng nhất về biểu hiện lâm sàng của ung thư vú gợi ý rằng cơ sở di truyền của bệnh có thể rất thay đổi. Mặc \" dù mô hình sinh u đã được phát hiện vào những năm 1970 nhưng các chi tiết cụ thể thì gần đây người ta mới được biết. Vào thời điểm có biểu hiện lâm sàng, người ta ước đoán rằng mức độ thay đổi trên đã rất lớn, với bằng chứng là thường gặp hình ảnh thể đa bội lẻ.
Ung thư nguyên phát ở vú
Sự lan rộng của ổ ung thư nguyên phát trong tuyến vú xảy ra bằng cách xâm lấn trực tiếp vào nhu mô vú, dọc theo các ống tuyến vú và theo đường bạch huyết. Xâm nhập trực tiếp của ung thư thường xảy ra bằng cách phân nhánh, điều này dẫn đến hình ảnh hình sao đặc trưng trên đại thể và trên phim X-quang vú. Nếu không điều trị, u sẽ xâm nhập trực tiếp vào lớp da ở trên và cân cơ ngọc ở sâu. Tổn thương dọc các ống thường thấy và có thể gây tổn thương toàn bộ vú. Sự lan rộng cũng có thể xảy ra theo mạng lưới dày đặc các mạch bạch huyết của vú. Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh sự lan rộng theo đường bạch huyết giảm theo chiều thẳng đứng ở đám rối bạch huyết cân cơ ngực sâu dưới vú. Ngoài ra, sự lan rộng vào vùng quầng vú trung tâm cũng đã được mô tả.
Vị trí nguyên phát của ung thư vú thường được mô tả theo các phần tư của vú. Trong một nghiên cứu trên 696 trường hợp, ung thư vú cho thấy: 48% nằm ở 1/4 trên ngoài, 15% ở 1/4 trên trong, 11% ở 1}4 dưới ngoài, 6% ở 1/4 dưới trong và 17% ở vùng trung tâm (trong phạm vi 1 em của quầng vú). 3% khác được gọi là lan toả do có nhiều ổ hoặc tổn thương quá lớn. Lý do tần xuất bị ung thư vú ở 1/4 trên ngoài cao được giải thích đơn giản là lượng mô vú tăng ở góc 1/4 này. Người ta thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sung thêm theo vị trí u. Mối quan hệ giữa vị trí u nguyên phát và tiên lượng cũng đã được xem xét trong một nhóm lớn bệnh nhân từ cuộc điều tra quốc gia năm 1978 của trường đào tạo các phẫu thuật viên Mỹ (American College of Surgeons). Trong nghiên cứu của Hội ung thư quốc gia Hoa Kỳ (ACS), kết quả của 9401 bệnh nhân được xem xét về mối quan hệ giữa kích thước của u nguyên phát, vị trí của nó và tổn thương của hạch nách. Các bệnh nhân được điều trị bằng cắt vú toàn bộ không xạ trị. Sự phân bố về kích thước u ở các bệnh nhân có u ở giữa hoặc một bên là gần giống nhau. Tuy nhiên, các bệnh nhân có u ở trung tâm và hạch âm tính có tiến triển xấu hơn một chút so với các bệnh nhân có u ở phần bên vú và hạch âm tính (tỷ lệ tái phát của hai nhóm là 18% và 14%, P<O,O05). Kết quả của các bệnh nhân bị ung thư vú có hạch nách dương tính không khác biệt có ý nghĩa thống kê dựa trên vị trí u Các bệnh nhân có hạch dương tính có tiên lượng giống nhau bất kể vị trí u. Các kết quả từ nghiên cứu của ACS gợi ý rằng những bệnh nhân có u ở 1/2 trong của vú và hạch âm tính có tiên lượng xấu hơn các bệnh nhân có u ở 1/2 ngoài và hạch âm tính. Điều này hầu như có liên quan tới việc các hạch vú trong hay bị tổn thương hơn trong các trường hợp có u ở trung tâm.
Kích thước lâm sàng của u nguyên phát có quan hệ chặt chẽ với tiên lượng. Dữ liệu của Koscielny và cộng sự ở viện Gustave- Roussy đã minh họa cho quan điểm này. Họ đã xem xét mối quan hệ giữa kích thước u nguyên phát với khả năng di căn xa trên 2648 bệnh nhân bị ung thư vú được điều trị tại viện này từ năm 1954 đến năm 1972. Dữ liệu này được vẽ thành biểu đồ sử dụng hệ thống tọa độ xác xuất đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa kích thước u và khả năng di căn: Khối u càng lớn thì khả năng di căn càng cao.
Kết quả nghiên cứu của trường đại học Chicago cũng cho thấy cả độ ác tính và khả năng di căn đều tăng theo kích thước u và tổn thương hạch.
... Xem tiếp bài sau (Phần tin mới hơn)