Dịch tế học và các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú
Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 180.000 trường hợp mới mắc và 44.000 trường hợp chết do ung thư vú.
Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong nhiều năm, người ta ước tính tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi năm 2000 là 17,4/100.000 dân, đứng đầu trong các loại UT ở nữ.
Tỷ lệ mắc UTV có khoảng dao động lớn giữa các nước. Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Hoa Kỳ và Bắc âu, tỷ lệ mắc trung bình ở Nam ấu Tây âu và thấp nhất ở Châu á. UTV có xu hướng tăng lên ở tất cả các nước đặc biệt là các nước đang có lối sống phương Tây hoá một cách nhanh chóng như Nhật Bản và Singapore.
UTV hiếm khi gặp ở lứa tuổi dưới 30. Sau độ tuổi này, tỷ lệ mắcbệnh gia tăng một cách nhanh chóng theo tuổi. Theo thống kê của Hiệp hội phòng chống ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi tăng từ 25/100.000 dân ở độ tuổi từ 30-34 lên đến 200/100.000 dân ở độ tuổi từ 45- 49.
Nguy cơ mắc ung thư vú theo suất cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng nguy cơ mắc bệnh này tăng chậm ở độ tuổi từ 45-50. Điều này gợi ý rằng UTV là loại UT có liên quan mật thiết với nội tiết.
Ước tính trung bình cứ 8 phụ nữ Mỹ thì có 1 người mắc UTV. Tại Pháp, tỷ lệ này là 1/10. Tỷ lệ chết do UTV tăng lên theo tỷ lệ mắc. Tuy nhiên, ở một số nước phát triển mặc dù tỷ\" lệ mắc gia tăng nhanh chóng nhưng tỷ lệ chết vẫn giữ được ở mức độ ổn định nhờ các tiến bộ trong sàng lọc phát hiện bệnh sớm và những thành tựu đạt được trong điều trị, đặc biệt là điều trị hệ thống.
Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc UTV tăng gấp 2 lần so với những năm 50 thế kỷ XX ở một số nước có nền công nghiệp phát triển mạnh trong các năm qua như Nhật Bản, Singapore, một số thành phố của Trung Quốc. . . Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc ở các vùng này phần nào được giải thích do sự \"thay đổi về lối sống, kinh tế phát triển, ngày càng có nhiều phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tuổi thọ trung bình tăng, thay đổi về sinh sản, chế độ ăn. . .
Các yếu tố nguy cơ
Cho đến thời điểm hiện nay, căn nguyên bệnh sinh UTV chưa được rõ, vì thế việc phòng ngừa còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra các yếu tố nguy cơ gây UTV. Việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa quan trọng
trong phòng bệnh và phát hiện sớm ung thư.
Người ta cho rằng ung thư biểu mô ở người nói chung và ung thư biểu mô tuyến vú nói riêng phát sinh từ những tế bào thuộc hệ biểu mô sau một hoặc nhiều sai sót trong phân chia tế bào bình thường. Sự sai sót này có thể là kết quả của sự \"phá vỡ \" acid deoxyribonucleic (ADN) gây ra bởi một số tác nhân như bức xạ ton hóa, hóa chất hoặc virus. Những yếu tố ban đầu chắc chắn gây ra ung thư biểu mô nếu có nhiều tế bào chưa biệt hóa, những tế bào này rất dễ bị mắc bệnh còn những tế bào đã biệt hóa thì rất khó biến đổi.
Các yêu tố nội tiết
Ảnh hưởng của hormon với sự phát triển của ung thư vú đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Estrogen và progestin là những hormon tham gia vào sự thay đổi các tế bào biểu mô tuyến vú trong quá trình sinh lý cũng như trong sinh bệnh học. Ngoài ra, prolactin và androgen có thể cũng tham gia vào những quá trình này. Estrogen thúc đẩy sự phát triển và hoạt động tăng sinh của hệ thống ông làm tăng nguy cơ ung thư vú do việc kích thích tăng sinh các tế bào chưa biệt hóa. Progestin gây cả phát triển và biệt hóa của các tế bào biểu mô và sau đó ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động tăng sinh trong biểu mô tuyến vú thể hiện rõ rệt nhất trong pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.
Androgen làm giảm hoạt động tăng sinh của biểu mô tuyến vú và có vai trò trong quá trình bảo vệ. Prolactin kích thích và duy trì tiết sữa của những tế bào phụ thuộc estrogen và liên quan đến chức năng của những tế bào đã biệt hóa, vì thế nó không được coi là yếu tố nguy cơ trong ung thư vú. Thomas cho rằng, nếu kéo dài hoạt động bình thường của estrogen và progestin sẽ kích thích hoạt động tăng sinh các tế bào biểu mô tuyến vú và làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nồng độ estrogen nội sinh cao quá sẽ gây có kinh sớm, mãn kinh muộn, hình thành những tế bào dễ bị mắc bệnh, dễ chuyển dạng ác tính làm tăng nguy cơ ung thư vú. Các yếu tố nội tiết ngoại lai như viên tránh thai, điều trị nội tiết bằng hormon thay thế cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư. Trên thực tế, có nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của hormon đến nguy cơ ung thư vú như :
- Nồng độ estrogen nội sinh ở những phụ nữ bị ung thư vú cao hơn so với những người không bị ung thư.
- Điều trị nội tiết có hiệu quả đối với những bệnh nhân ung thư vú có thụ thể estrogen dương tính.
- Tỷ lệ ung thư vú gặp ở đàn ông rất thấp (dưới 1% trong tổng số ung thư vú ở cả hai giới).
- Những người có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, nguy cơ ung thư vú cao.
Tiền sử kinh nguyệt và sinh sản
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian kinh nguyệt của người phụ nữ có liên quan đến sự phát triển ung thư vú. Phụ nữ có kinh lần đầu trước tuổi 13 nguy cơ ung thư vú cao gấp 2 lần so với những phụ nữ bắt đầu có kinh ở tuổi 13 hoặc lớn hơn. Một nghiên cứu tại Italia trên 579 phụ nữ tuổi từ 22 đến 39 cũng cho rằng, phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi 15 hoặc lớn hơn nguy cơ ung thư vú giảm một nửa so với những phụ nữ có kinh lần đầu trước tuổi 12. Tuổi mãn kinh cũng liên quan đến nguy cơ ung thư vú Phụ nữ mãn kinh ở sau tuổi 55 có nguy cơ cao gấp 2 lần so với những phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45. Thủ thuật cắt bỏ buồng trứng thực hiện ở phụ nữ giữa tuổi 35 đến 44 làm giảm nguy cơ ung thư vú từ 1,65 đến 1,68 lần nhưng nguy cơ ung thư vú không giảm đi khi cắt buồng trứng ở tuổi trên 55 hoặc phụ nữ đã mãn kinh tự nhiên sớm.
Số lần đẻ cũng là một yếu tố quan trọng. Phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ đã sinh đẻ một hoặc nhiều lần. Phụ nữ có thai lần đầu trên 30 tuổi nguy cơ phát triển ung thư vú tăng từ 4 đến 5 lần so với so với phụ nữ đẻ con trước tuổi 20. Phụ nữ không có con nguy cơ ung thư vú tăng gấp đôi so với những phụ nữ có từ 1 đến 2 con. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng nồng độ prolactin ở phụ nữ đã sinh đẻ thấp hơn so với phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào. Như vậy, có thể nồng độ estrogen và prolactin cao sẽ thúc đẩy sự phát triển ung thư vú, điều này giải thích tại sao phụ nữ không có con nguy cơ ung thư vú cao hơn so với phụ nữ có con, nó cũng phản ánh sự thay đổi về tình trạng nội tiết ở những giai đoạn khác nhau trong đời sống sinh sản của người phụ nữ có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Một số nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho rằng, việc phá thai có sử dụng thuốc kích thích cố thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Daling và CS nghiên cứu trên 845 phụ nữ da trắng sinh sau năm 1944 được chẩn đoán là ung thư vú và 961 phụ nữ được chọn bốc thăm làm chứng. Kết quả cho thấy, phụ nữ dưới 18 tuổi hoặc trên 30 tuổi có phá thai sử dụng thuốc kích thích sẽ tăng tỷ lệ ung thư vú gấp 2 lần so với những phụ nữ chưa bao giờ nạo phá thai. Nạo phá thai vào tuần thứ 9 đến tuần thứ 12 cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú gấp 2 lần.
Hormon tránh thai
Có nhiều nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về mối liên quan giữa việc sử dụng hormon tránh thai và nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, một số ý kiến bác bỏ mối liên quan giữa hai yếu tố này. Một số tác giả cho rằng nguy cơ ung thư vú cao đối với người sử dụng thuốc tránh thai kẻo dài cũng như những bệnh nhân điều trị estrogen và progestagen thay thế. Bởi vì có sự khác biệt về tuổi nên rất khó đánh giá nguy cơ ung thư vú có phải là do dùng thuốc tránh thai hay do các yếu tố nguy cơ khác gây nên. Một số tác giả đã nghiên cứu trong cùng một nhóm tuổi thì thấy rằng những người sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có nguy cơ ung thư vú trội hơn một chút so với những người không dùng thuốc.
Vào năm 1996, một nghiên lớn phân tích 53297 phụ nữ ung thư vú và 100239 phụ nữ không ung thư vú được tổng hợp từ 54 nghiên cứu về dịch tễ học của nhiều quốc gia đã kết luận rằng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai phối hợp và liên tục có tăng nguy cơ ung thư vú trong giai đoạn 10 năm sau đó. Đối với những phụ nữ trước đây đã sử dụng thuốc thì chỉ có rất ít hoặc không có nguy cơ ung thư vú sau khi đã dừng điều trị 10 năm. Trong số những bệnh nhân ung thư vú, những người sử dụng thuốc tránh thai có tiến triển về lâm sàng chậm hơn so với nhóm chưa bao giờ sử dụng thuốc. Thời gian dùng thuốc kéo dài cũng được coi là một yếu tố đánh giá ảnh hưởng của những hormon này như một yếu tố nguy cơ ung thư vú. Người ta ước tính rằng nguy cơ phát triển ung thư vú tăng từ 2 đến 3 lần khi sử dụng estrogen trên 10 năm đối với những phụ nữ đã cắt buồng trứng.
Vào năm 1989, một nghiên cứu đã ước tính nguy cơ phát triển ung thư vú trước tuổi 45 sử dụng thuốc tránh thai dưới 10 năm tăng 2 lần, nếu trên 10 năm sử dụng thì nguy cơ tăng 4,1 lần so với những người không dùng thuốc. Nghiên cứu của Miller và CS
cũng gợi ý rằng phụ nữ sử dụng steroid tránh thai kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Một điều thú vị là sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm giảm nguy cơ những bệnh lành của tuyến vú Giảm nguy cơ các bệnh biến đổi xơ nang tuyến vú có thể liên quan đến thành phần progestin của thuốc .
Vào năm 1997, phân tích lại số liệu từ 51 nghiên cứu dịch tễ học trên 52705 bệnh nhân ung thư vú và 108411 phụ nữ không bị ung thư từ một nghiên cứu về mối liên quan giữa ung thư và sử dụng hormon, người ta tìm thấy nguy cơ ung thư vú tăng 1,35 đối với những phụ nữ khi sử dụng hormon 5 năm hoặc dài hơn.
Điều trị hormon thay thế sau mãn kinh
Các triệu chứng mãn kinh đã được điều trị thành công trên 50 năm qua bằng liệu pháp điều trị hormon thay thế. Trong những thập kỷ qua đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa việc sử dụng estrogen và progesteron kéo dài dùng điều trị sau mãn kinh với ung thư vú nhưng các kết quả chưa thực sự thống nhất. Một số nghiên cứu cho rằng, tăng nguy cơ ung thư vú trên những phụ nữ này nhưng nhiều ý kiến chưa thống nhất. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng trong vòng 10 năm đầu dùng thuốc, không có nguy cơ tăng do dùng thuốc. Một số tác giả lại cho rằng có giảm yếu tố nguy cơ do sử dụng hormon thay thế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại Trường Đại học y Harvard đã kết luận rằng điều trị estrogen hoặc phối hợp estrogen và progesteron đều liên quan đến phát triển ung thư vú xâm nhập, đặc biệt ở những phụ nữ cao tuổi. Những phụ nữ trong khoảng tuổi từ 60 đến 64 nguy cơ phát triển ung thư vú là 7,1% nếu họ đã Bù dụng điều trị hormon thay thế từ 5 năm trở lên. Phụ nữ sử dụng hormon thay thế trên 5 năm nguy cơ chết do bị ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng hormon.
Vào năm 1991, một nghiên cứu phân tích sự biến đổi được tập hợp từ nhiều nghiên cứu dịch tễ học (29 nghiên cứu ca chứng và nghiên cứu thuần tập) từ năm 1975 đến 1990 gợi ý rằng có sự tăng nhẹ về nguy cơ ung thư vú trên những phụ nữ sau mãn kinh có sử dụng estrogen thay thế hormon nhưng sự tăng này chỉ dưới 10% và ý nghĩa thông kê không chắc chắn. Khi nghiên cứu tập trung vào các công trình có những thông tin liên quan đến liều lượng estrogen, người ta tìm thấy không có nguy cơ tăng trong số những phụ nữ dùng estrogen tổng hợp với liều trên 0,625 mg/ngày so với những người sử dụng với hàm lượng cao hơn. Một nghiên cứu khác phân tích sự biến đổi trên cùng một số liệu và tập trung vào nghiên cứu ý nghĩa của thời gian điều trị. Nghiên cứu này cho rằng khi điều trị estrogen trên 15 năm, nguy cơ liên quan đến ung thư vú là 1,3 và ảnh hưởng của điều trị hormon thay thế sẽ cao hơn ở những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú Điều đó cho thấy rằng nếu đùng liều cao estrogen ngoại sinh sẽ tăng nguy cơ ung thư vú còn liều nhỏ thì không. Dupont và CS đã báo cáo là estrogen nội sinh thực sự có nguy cơ thấp ở những phụ nữ có quá sản biểu mô không điển hình và những phụ nữ có những biểu hiện tăng sinh biểu mô nhưng không có bất thường về tế bào học: Họ kết luận rằng, estrogen ngoại sinh không liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ có bệnh vú lành tính. Những nghiên cứu trước đây cũng đã nói đến vai trò bản chất tự nhiên của estrogen trong bệnh sinh ung thư vú theo thời gian sử dụng kéo dài.
Một nghiên cứu về ung thư vú trên 2 người đàn ông chuyển giới tính được điều trị với estrogen liều cao cũng nói lên liên quan đến sự phát triển của ung thư vú. Progestin hiện nay không dùng cho điều trị hormon thay thế sau mãn kinh vì làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, như vậy vấn đề được đặt ra là chế độ điều trị này có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú không? Một nghiên cứu thuần tập trên 23000 phụ nữ Thụy S đã cho thấy dùng phối hợp estrogen và progestin sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú so với chỉ dùng estrogen đơn thuần, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Một số nghiên cứu ở những phụ nữ trên 70 tuổi sử dụng các chế phẩm có progestin, các tác giả thấy sự chế tiết rất mạnh trong lòng ống qua những vùng khác nhau trên bệnh phẩm được lấy ra do những lý do khác nhau nhưng họ không nghiên cứu những hình ảnh này một cách hệ thống để kết luận liệu có phải do một phần hay hoàn toàn sử dụng hormon này hay là do bệnh nhân dùng những thuốc khác làm ảnh hưởng đến hình thái học mô vú.
Nguy cơ tiềm tàng đối với sự phát triển ung thư vú thứ phát do sử dụng hormon thay thế cần phải được xem xét lại về những lợi ích của nó bởi nó làm giảm tử vong do nhồi máu cơ tim cấp, bệnh tim do thiếu máu cục bộ. Các nghiên cứu đã khẳng định chắc chắn rằng sử dụng estrogen thường xuyên sẽ làm thay đổi nồng độ đáng kể lipoprotein trong máu. Sự lựa chọn trong việc dùng hormcon thay thế cần phải được cân nhắc kỹ để xem xét những mặt lợi và mặt hại của nó nhằm đạt được kết quả mong muốn nhất trên từng bệnh nhân. Việc dùng thêm progestin trong chế độ dùng hormon thay thế cũng cần phải tránh trên những bệnh nhân đã cắt tử cung hoàn toàn do bị ung thư nội mạc tử cung.
Tiền sử gia đình
Phụ nữ có tiền sử gia đình có người bị ung thư vú đều tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Sự tăng nguy cơ còn tùy thuộc vào người thân gần gũi ở mức nào và có bao nhiêu người thân bị ung thư vú. Có khoảng 15-20% phụ nữ ung thư vú có tiền sử gia đình bị ung thư nhưng chỉ 1/4 trong số những ung thư này (5% trong số tất cả các ung thư vú) được thừa kế bởi quan hệ huyết thống, trong khi đó 80-85% số các bệnh nhân không biết có tiền sử gia đình bị ung thư vú Phần lớn các ung thư vú đều có đột biến trên. Xu thế phát triển ung thư vú trong một gia đình đã được nghiên cứu nhiều năm trước đây. Ngày nay, người ta đã nhận ra rằng, tiền sử gia đình bị ung thư vú cũng là một yếu tố nguy cơ chính. Yếu tố nguy cơ liên quan chỉ có ý nghĩa khi chẩn đoán ung thư vú ở thế hệ thứ nhất như mẹ, con gái, chị (em) gái, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm khoảng 2/3 đối với những phụ nữ sau mãn kinh ở thế hệ thứ nhất và tăng lên gấp 9 lần ở những phụ nữ tiền mãn kinh thế hệ thứ nhất ung thư vú hai bên. Phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước tuổi 40 nguy cơ phát triển ung thư vú tăng gấp 2 lần so với những phụ nữ không có mẹ bị ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú giảm nếu người mẹ phụ nữ đó ở tuổi cao tại thời điểm được chẩn đoán ung thư vú. Phụ nữ nếu có chị (hoặc em gái) bị ung thư vú thì nguy cơ phát triển ung thư vú cũng tăng gấp đôi và tỷ lệ sẽ tăng lên 2,5 lần nếu cả mẹ (hoặc chị, hoặc em gái) bị ung thư vú. Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn và có tỷ lệ gặp ung thư vú hai bên cao hơn. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là phụ nữ ung thư vú có tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất bị ung thư vú có tỷ lệ sống thêm cao hơn so với những phụ nữ không có tiền sử gia đình bị ung thư vú. Điều đó gợi ý rằng những Phụ nữ bị ung thư vú có tiền sử gia đình bị ung thư vú có thể được phát hiện sớm hơn do công tác tuyên truyền.
Một nghiên cứu trên 448 1 phụ nữ Nhật Bản bị ung thư vú, trong đó 394 bệnh nhân có tiền sử gia đình bị mắc căn bệnh này. Theo dõi 15 năm cho thấy những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú có thời gian sống thêm cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình ép < O,01). Một nghiên cứu tại Omaha trên 220 ung thư vú từ 58 gia đình, tỷ lệ tái phát thấp trên những bệnh nhân ung thư vú có tiền sử ung thư vú gia đình. Với những bệnh nhân vú đoạn II, tỷ lệ sống thêm không tái phát sau 5 năm là 70% so với 40% các trường hợp ung thư vú nói chung. Những bệnh nhân ung thư vú trẻ có tiền sử mẹ (hoặc chị, em) bị ung thư vú, nguy cơ chết do bệnh thấp hơn 50% Bó với những bệnh nhân không có tiền sử gia đình ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú gặp ở những người ruột thịt bệnh nhân bị ung thư vú hai bên tăng từ 3 đến 4 lần 80 Với trường hợp ung thư vú một bên. Từ đầu thập kỷ 90, các chương trình nghiên cứu về đen đã bắt đầu được tiến hành. Có 6 đen được chú trọng nghiên cứu và có khả năng liên quan nhiều đến ung thư vú là BRCAI, BRCA2, TP53, Cowden, AR (androgen receptor gene) và TA (ataxia telangiectasia gene).
Bảng 1.2 : Những GEN dễ bị mắc ung thuyết có tính di truyền
Gen ung thư vú 1 (BR CA 1)
Vào những năm đầu thập kỷ 90, bằng việc nghiên cứu phân tích sự kết hợp một vị trí đặc hiệu ở nhóm nguy cơ cao ung thư vú, người ta đã tìm thấy đen BRCAI (breast cancer gene 1). BRCAI nằm trên một locus nhỏ của nhiễm sắc thể 17 đôi 12 và 21. Bình thường BRCAI là đen ức chế tạo u, có vai trò trong sửa chữa ADN. Người ta còn tìm thấy đen liên quan đến ung thư buồng trứng. Tỷ lệ tiền này ước tính chiếm khoảng 0,0006 trong tổng số các đen. Một số nghiên cứu cho rằng có khoảng 80 đến 90% gặp đột biến gen này và gặp ở những gia đình có ung thư vú và ung thư buồng trứng, trong đó 40% gặp ở gia đình có ung thư vú. BRCAI chỉ ra nguy cơ 85% ung thư vú và 63% ung thư buồng trứng ở tuổi 70. ở tuổi 50, nguy cơ ung thư vú là 51%. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, đen BRCAI rất dễ bị tổn thương. Đột biến trên BRCAI chiếm khoảng 71% trong số các đột biến trên và nguy cơ ung thư vú trong số này là 62%, ung thư buồng trứng là 11% ở tuổi 60. Đột biến trên BRCAI chiếm 8% ung thư vú trước tuổi 30, 5% trước tuổi 30 và 1% sau tuổi 50. Phụ nữ bị đột biến trên BRCAI ước tính nguy cơ ung thư vú là 20% ở tuổi 40, 51% ở tuổi 50 và 81% ở tuổi 70, 11% đối với ung thư buồng trứng ở tuổi 60. Phụ nữ ung thư vú có đột biến trên BRCAI thì nguy cơ phát triển ung thư vú đối bên là 64% và nguy cơ ung thư buồng trứng là 44-63%. Những biến đổi của đen BRCAI ở đàn ông cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, còn đối với ung thư vú thì chưa được nghiên cứu kỹ.
Easton và CS ước tính tỷ lệ đột biến trên BRCAI là 1/700 phụ nữ.Nguy cơ đột biến tăng là do một men không hoạt động và sẽ làm mất đi một hiện đang còn tồn tại trong mô vú. Nếu mất đi một hiện loại rộng trong đoạn tiền sẽ làm mất đi tính dị hợp tử được thấy trên 80% ung thư vú và ung thư buồng trứng, trong khi đó mất tính dị hợp tử trên nhiễm sắc thể 17 đoạn 12 và 21 được thấy 40 đến 60% các ung thư vú và cũng có tỷ lệ tăng trong ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng trong số những bệnh nhân
này. Có 5 loại đột biến được tìm thấy với tỷ lệ cao trong BRCAI, chiếm 40% trong các biến đổi. Trong số những đột biến này, 185 delAG là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 12% trong số các đột biến. Nếu loại đột biến này xẩy ra thì nguy cơ đối với ung thư vú là 16% và ung thư buồng trứng là 39% được chẩn đoán ở tuổi 50. Một điều đáng chú ý là BRCAI biểu hiện ở tuổi trẻ hơn và giai đoạn thấp hơn (tuổi trung bình là 42,8 so với ung thư vú chung là 62,9). Những u này thường biểu hiện tỷ lệ tăng sinh cao, độ mô học cao và thường có dị bội thể. Tỷ lệ tái phát đối với những bệnh nhân ung thư vú có đột biến trên BRCAI thấp hơn so với những ung thư khác. Việc chụp vú sàng lọc cách nhau trong khoảng thời gian ngắn hơn có thể phù hợp đối với những bệnh nhân này vì các tế bào ung thư tăng sinh nhanh hơn. Những bệnh nhân này có tỷ lệ tái phát thấp mặc dù có nhiều yếu tố tiên lượng xấu. Ung thư biểu mô thể tủy là loại hay gặp nhất trong số những bệnh nhân có đột biến trên BRCAI .
Gen ung thư vú 2 (BRCA 2)
Vị trí trên gây ung thư vú đứng thứ hai hay gập là đen BRCA2, BRCA2 nằm trên nhiễm sắc thể 13, được phân lập vào năm 1995. Gen này nằm ngay cạnh đen nguyên bào võng mạc (RBI). BRCA2 là một đen lớn có 27 exon mã hóa một phân tử protein với 3418 acid quan. BRCA2 chiếm khoảng 35% đến 40% ung thư vú mang tính di truyền và đã tìm thấy trong những gia đình bị ung thư vú,gặp cả ở nam và nữ. Hầu hết đột biến BRCA2 gặp ở giai đoạn cuối trong quá trình tổng hợp protein tạo ra một sản phẩm bị cụt. Mất tính dị hợp tử ở nhiễm sắc thể 13 gặp 25% ở ung thư vú nói chung. Mất thăng bằng hiện tại nhiễm sắc thể 13 cũng được phát hiện 52\" 63% trong các trường hợp ung thư vú. Tỷ lệ ung thư biểu mô ông nhỏ, tiểu thùy cao hơn trong số những bệnh nhân bị ung thư liên quan đến đột biến trên này.
Nguy cơ gây ung thư buồng trứng của đen này thấp hơn so với đen BRCAI.\" Nguy cơ gây ung thư vú của đen BRCA2 chiếm khoảng 60%-65% ở tuổi 70, 83~87% ở tuổi 80. Nguy cơ phát triển ung thư vú của đen này trong số nam giới bị ung thư vú chiếm khoảng 6%. Mặc dù nguy cơ gây ung thư vú của đen BRCA 2 đối với nam so với nữ giới là thấp hơn nhưng so với tỷ lệ chung ung thư vú nam giới thì nó lại rất cao, gấp khoảng 100 lần. Có nhiều số liệu đã được nghiên cứu cho thấy, tất cả các diễn của BRCA2 không được hoạt động ở cả những u mang tính gia đình và các u nói chung, điều này cũng gặp ở những đen ức chế tạo u khác.
Gen BRCA3
Trong số những gia đình có nguy cơ cao bị ung thư vú, có khoảng 10.20% không thấy có mối liên quan hoặc BRCAI hoặc BRCA2. Giả thuyết có thể có một đen BRCA3 liên quan đến ung thư vú. Phân tích mối liên quan trong 8 gia đình đã cung cấp một số dữ liệu bước đầu cho thấy có một đen thứ 3 liên quan đến ung thư vú. Gen này có thể nằm trên NST thứ 8 đôi 12, 22. Không một ai trong số những gia đình này có tỷ lệ cao ung thư buồng trứng.
Gen p53
P531à đen ức chế tạo u nằm trên nhiễm sắc thể 17. Protein này là một yếu tố phiên mã của nhân với nhiều chức năng trong đó tham gia vào quá trình điều hòa chu kỳ tế bào và ức chế sự chết tế bào theo chương trình. Đột biến trên p53 là một đột biến hay gặp nhất trong nhiều loại ung thư ở người, hầu hết là các đột biến điểm trong đoạn e xon 5 đến 9. Đột biến trên p53 được phát hiện vào năm 1990 như là một nguyên nhân quan trọng trong những hội chứng ung thư gia đình phức tạp.
Đột biến trên này gây hậu quả ác tính ở rất nhiều tế bào đích và các cơ quan. Trong số những cơ quan bị tác động do đột biến trên này là tuyến vú. Đột biến trên p53 được tìm thấy khoảng 24-30% trong thư thư vú.
Những bệnh nhân ung thư vú có đột biến trên p53 hay gặp ở người trẻ, độ mô học cao, thụ thể nội tiết âm tính, nhìn chung có tiên lượng xấu.
Bệnh Cowden
Đây là một bệnh hiếm do rối loạn nhiễm sắc thể, thường có đặc điểm là tổn thương nhầy dưới da (sần da mặt, tăng sừng bề mặt da, sần niêm mạc miệng) bệnh polyp ở môi, thanh quản, lưỡi, hàm ếch, u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, dị dạng hệ thần kinh trung ương, biến đổi xơ nang tuyến vú và ung thư vú. Có khoảng 30% phụ nữ mắc bệnh này bị ung thư vú. Gen của bệnh này nằm ở NSTI0 đôi 22, 23.
GEN thụ thể androgen
Trong số các yếu tố nguy cơ đối với ung thư vú nam giới, có một số trường hợp liên quan đến sự thiếu hụt hoặc thiếu nhậy cảm đối với androgen. Điều này được kết luận trong hội chứng Klinefelter, hội chứng Reifenstein, vô sinh và teo tinh hoàn. Ba trong số bệnh nhân này bị ung thư vú trong đó hai người là chị em ruột và đã tìm thấy có đột biến trên trong đen thụ thể androgen.
Tuổi
Nguy cơ mắc UTV tăng lên theo tuổi. Trên thực tế, rất hiếm gặp bệnh nhân ung thư vú dưới tuổi 20. Người ta cũng hiếm gặp phụ nữ mắc bệnh này ở độ tuổi trên 20-30. Theo thống kê ung thư của dân cư ở Hà Nội giai đoạn 1996-1999, tỉ lệ mắc ung thư vú nữ là 21,8/100.000 dân (ASR), cao nhất ở lứa tuổi 50-59 (xem bảng 1.3). ở Mỹ năm 1999, tỉ lệ mắc UTV tăng từ 25/100.000 dân ở độ tuổi 30\"34 lên 200/100.000 dân ở độ tuổi 45-49. Mặc dù nguy cơ mắc tăng theo tuổi, nhưng qua biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mắc người ta thấy tỷ lệ mắc UTV dao động ít ở độ tuổi ngay trước và sau mãn kinh. Điều này gợi ý đây là căn bệnh có liên quan tới nội tiết.
Bảng 1 .3 : Tỉ lệ mắc ung thư vú nữ ở Hà nội giai đoạn 1996 – 1999
Nhóm tuổi | <20 | 20-29 | 30-39 | 40-49 | 50-59 | 60-69 | 70-79 | >80 |
Tỉ lệ mắc | 0.2 | 4.3 | 21.1 | 119.7 | 142.1 | 112.5 | 110.3 | 24.7 |
Ảnh hưởng của phóng xạ
Những bức xạ ton hóa được coi là một tác nhân gây ung thư bổn nó phá hủy ADN trong các tế bào nguồn.
Bức xạ cũng được coi như một tác nhân ảnh hưởng đến sinh bệnh học ung thư do làm tôn thương ADN. Những ung thư vú liên quan đến tia nhìn chung xuất hiện muộn, thường 10 đến 15 năm. Theo dõi những người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử tại Nhật
Bản, những bệnh nhân được điều trị tia và những người này đã nhiều lần soi phổi dã chỉ ra tăng tỷ lệ ung thư vú. Hầu hết những bệnh nhân này nằm trong giới hạn tuổi trẻ hoặc người lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển ung thư vú có thể phải mất một thời gian dài trong khi ảnh hưởng của tia có thể từ trước tuổi dậy thì. ảnh hưởng của việc nhiễm xạ trong suốt đời sống của người trẻ đã được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ ung thư vú trên 1201 phụ nữ phải điều trị tia do phì đại tuyến ức trong thời gian trẻ với 2469 chị hoặc em họ không phải xạ trị. Trong số những người trước đây được điều trị tia có 20 trường hợp bị ung thư vú, trong khi đó theo dõi 36 nám những người không phải xạ trị thì chỉ có 12 người bị mắc. Liều lượng tia cao có thề làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú. Mackenzie (1965) nghiên cứu thấy số lượng ung thư vú tăng trên những bệnh nhân lao được khám xét bằng nội soi huỳnh quang, kiểm tra chiếu. chụp phổi nhiều lần.
Sự tạo u do tia lại trở thành mặt đối ngược với lợi ích của chụp vú để sàng lọc ung thư mà ngày nay đang trở thành phổ biến trong các chương trình phát hiện sớm ung thư vú. Boice và Mon son (1997) thấy nguy cơ ung thư vú là cao nhất trong số các phụ nữ phải điều trị bằng tia lần dầu giữa tuổi 15 đến 19. Theo dõi trung bình là 31,5 năm trên 1115 phụ nữ được điều trị bằng bức xạ ton hóa cho những tình trạng không phải là u, người ta thấy nguy cơ sẽ bị ung thư vú tăng gấp 4 lần so với bình thường. Đối với những phụ nữ trẻ, tỷ lệ nguy cơ này còn cao hơn. tỉ lệ ung thư vú tăng cũng được báo cáo trên những phụ nữ có tiền sử điều trị tia trong các trường hợp bệnh vú không phải u và được theo dõi 34 năm thấy tăng cao so với nhóm chứng. Những người làm việc phải thường xuyên tiếp xúc với tia sẽ gây tích lũy trong cơ thể và nguy cơ phát triền ung thư có thể xuất hiện sau đó nhiều năm. Phụ nữ bị bệnh Hodgkin ở tuổi khoảng 30 phải điều trị tia thì cũng có nguy cơ tăng phát triển ung thư vú sau đó. Trong số những phụ nữ dưới 20 tuổi, nguy cơ này chiếm khoảng 34%. Mới đây các nhà nghiên cứu tại Mỹ dã đưa ra một số kết luận về mối liên quan của tia điện từ với ung thư vú. Các tác giả cho rằng, mức melatonin thấp vào ban đêm là một yếu tố nguy cơ ung thư . vú (melatonin được coi là một yếu tố bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. có thể nó nâng đáp ứng của hệ miễn dịch). Người ta cho rằng, mức melanin thấp sẽ kích thích tuyến tùng sản xuất nhiều estrogen là một hormon quan trọng gây ung thư vú. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cữu ung thư Fred Hutchinson đã đo mức trường diện từ vào ban đêm tại nhà là 60 1Hz có thể ngân chán sản xuất melatonin. Một nghiên cứu gồm 200 phụ nữ tuổi từ 20 đến 74 không có tiền sử ung thư vú. Những phụ nữ này tham gia vào hai thử nghiệm lâm sàng phải ở nhiều giờ trong bóng tôi trong nhiều mùa khác nhau với khoảng thời gian 6 đến 12 tháng. Các nhà nghiên cứu đã đo mức ánh sáng và tia điện từ tại giường ngủ của những phụ nữ này vào ban đêm. thử nước tiểu và đo mức 6-suưatoxymelatonin (là sản phẩm chuyển hỏa của melatonin) và phỏng vấn việc sử dụng rượu. thuốc và tình trạng hút thuốc. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, mức điện từ cao vào ban đêm liên quan đến giảm tạo melatonin. Việc sản xuất melatonin cũng phụ thuộc vào số giờ trong bóng tối (càng nhiều giờ trong bóng tối thì càng giảm sản xuất melatomn). Tuổi càng tăng và lượng rượu tiêu thụ càng tăng cũng liên quan đến giảm sản xuất melatonin. Nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu tại Thụy Điển cho rằng phụ nữ làm việc nhiều về ban đêm (trên 60% khối lượng công việc của họ) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ánh sáng ban đêm làm giảm việc sản xuất melatonin.
Các yếu tố về hình thái học
Liên quan có ý nghĩa giữa thay đổi hình thái học đối với sự phát triển ung thư vú đã dược nhiều tác giả đề cập đến. Những tổn thương có thể tạo ra các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển ung thư vú xâm nhập sau đó bao gồm quá sản nội ống, quá sản nội ống không điển hình và quá sản tiểu thùy không điển hình hoặc u tiểu thùy và một số bệnh lành khác. Tại Mỹ trong những năm gần đây, tỷ lệ ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS) tàng gấp trên 4 lần từ 3.7 trên 100 000 phụ nữ năm 1973 lên tỏi tô,8 trên 100 000 phụ nữ năm 1992. Tỷ lệ DCIS chiếm khoảng 12o/o số các trường hợp người Mỹ da tăng. Tỷ lệ DCIS tăng là do áp dụng rộng rãi sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú bằng chụp vú. Tại Australia, DCIS chiếm khoảng 7-10% những trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán. Người ta thấy bệnh tuyển vú xơ (sclerosing adenosis). biến đổi xơ nang (flbrocystic changes) liên quan không có ý nghĩa đối với sự phát triển ung thư vú.
Khi sử dụng chụp vú mở rộng, có khoảng 25% phụ nữ được làm sinh thiết thấy có quá sản nội ống. Kết quả này làm tăng nguy cơ liên quan của nô tới ung thư vú từ 1,5 đến 2 lần so với những phụ nữ nói chung sau 10 đến là năm từ khi có chẩn đoán ban dầu. Trong cùng thời điểm đó có khoảng 3 đến sinh thiết vú có quá sản nội ống không điển hình. Quá sản nội ống không điển hình liên quan rất rõ đen tăng nguy cơ ung thư vú sau đó. Những bệnh nhân có biểu hiện quá sản nội ống hoặc quá sản nội ống không điển hình có chị hoặc em. hoặc mẹ, hoặc con gái bị ung thư vú thì nguy cơ bị ung thư tăng gấp hai lần. Đối với một phụ nữ có quá sản nội ống không điển hình lại có tiền sử gia đình bị ung thư biểu mô thì yếu tố nguy cơ ung thư vú ngang bằng với những người có ung thư biểu mô thể nội ống.
Bệnh tuyển vú xơ cứng cũng được coi có liên quan đèn sự phát triển ung thư sau đó tuy rằng nguy cơ này là rất thấp. Biến đổi xơ nang (fibro-cystic change) cũng được coi là táng nhẹ nguy cơ ung thư vú.
Mối liên quan giữa thay đổi về hình thái với nguy cơ ung thư vú xâm nhập dược Page và các cộng sự nghiên cứu và xác định theo các khả năng sau:
+ Nguy cơ chưa chắc chắn: quá sản nhẹ hoặc tối thiểu.
+ Nguy cơ ít: quá sản thông thường (l,5 đến 2 lần).
+ Nguy cơ trung bình :
Quá sản nội ống + tiền sử gia đình ung thư vú (4,3 lần)
Quá sản nội ống không điển hình (4,6 lần)
Quá sản tiểu thùy không điển hình (4 - 5lần).
+ Nguy cơ cao:
- Ung thư biểu mô nội ống (8- 10 lần)
- Quá sản nội ống không điển hình và tiền sử gia đình bị ung thư vú (9 lần)
- Ung thư biểu mô thùy tại chỗ (8 - 10 lần).
Những nguy cơ chắc chắn phản ánh khả năng phát triển ung thư vú theo một khoảng thời gian nhất định sau khi được chẩn đoán, nguy cơ này liên quan đến tuổi bệnh nhân. Những nguy cơ liên quan nói đến tỷ lệ ung thư vú và tỷ lệ tử vong tại thời điểm nhất định do những nguyên khác trong cộng đồng dân số chung. Nguy cơ liên quan là võ ở một phụ nữ 40 tuổi với biểu hiện quá sản nội ống không điển hình sẽ trở thành nguy cơ chắc chắn, khoảng 8 đến 10% sẽ phát triển thành ung thư vú xâm nhập từ 10 đến 20 năm sau khi được chẩn đoán. Đối với một phụ nữ 60 tuổi với biểu hiện quá sản nội ống không điển hình. nguy cơ chắc chắn sẽ trở thành ung thư là 25% trong giai đoạn 20 năm.
Người ta thấy rằng bình thường tỷ lệ ung thư vú xâm nhập liên quan đến tuổi dối với một phụ nữ Mỹ 30 tuổi là 27,5/100 000 phụ nữ]một năm. Nếu người phụ nữ có nguy cơ liên quan thì tỷ lệ sẽ có thể phát triển thành ung thư vú sẽ tăng 10 lần. Việc hiểu biết những nguy cơ liên quan và nguy cơ chắc chăn là rất quan trọng để có thể giải thích một cách rõ ràng cho từng đối tượng.
Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng
Vai trò của chế độ dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ trong ung thư vú dã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Tại các nước phương Tây, chế độ ăn nhiều mỡ được coi là một nhân tố nguy cơ ung thư vú song các kết luận nghiên cứu chưa thực sự thống nhất.
Người ta cũng không biết chắc chắn lượng mỡ tiêu thụ hàng ngày như thế nào là phù hợp. Các nhà nghiên cứu tại Viện ung thư Quốc gia Italia đã nghiên cứu mối liên quan giữa tiêu thụ mỡ và ung thư vú. Tổng số 4052 phụ nữ sau mãn kinh được theo dõi 5,5 năm. Trong khoảng thời gian này, 71 trường hợp được chẩn đoán là ung thư vú xâm nhập. Những bệnh nhân ung thư vú này được đối chiếu với 141 ca chứng. Tất cả những bệnh nhân này được lấy máu để thử các thành phần acid béo. Người ta thấy rằng nhóm phụ nữ có hàm lượng acid docosaheenoic cao nhất (là một loại acid có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư) thì nguy cơ ung thư vú thấp hơn dưới một nửa so với nhóm phụ nữ có nồng độ acid này thấp nhất. Những acid béo no không liên quan đến nguy cơ ung thư vú trong khi đó những acid béo không no, đặc biệt là acid oleic liên quan một cách có ý nghĩa với ung thư vú. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ta rằng, hầu hết acid oleic có trong mô động vật có vú được chuyển hóa từ acid stearic qua một quá trình với sự tham gia của của men delta 9-desaturase. Các acid béo no, cholesteron, carbohydrates, insukin, testosteron, esterogen đã kích hoạt các men này làm tăng các acid béo không no. Chính những men này là cầu nối quan trọng giữa chế độ ăn nhiều mỡ và nguy cơ ung thư vú.
Nghiên cữu của Sasaki khảo sát về chế độ dinh dưỡng trên 30 quốc gia cho thấy tỷ lệ ung thư vú liên quan rõ rệt với chế độ ăn nhiều mỡ động vật. Lượng mỡ cung cấp từ cá và các sản phẩm thực vật lại có tác dụng bảo vệ. ảnh hưởng có hại của mớ động vật cao nhất ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ như béo phì, đặc biệt béo nửa người trên được coi là yếu tố nguy cơ cao ung thư vú. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm tỷ lệ sống thêm đối với những bệnh nhân này. Đối với phụ nữ sau mãn kinh cân nặng trên 70 kg, nguy cơ ung thư vú cao gấp 2 lần so với những phụ nữ dưới 60 kg. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tỷ lệ ung thư vú và tỷ lệ tử vong với hàm lượng cholesteron trong máu cao. Người ta cũng chú trọng đến các thành phần đặc biệt trong chế độ ăn như mỡ và các protein động vật cũng như thịt, cà phê và rượu. Vào năm 1982, Hội đồng nghiên cứu Quốc gia của Mỹ đã khuyến cáo rằng có một liên quan rõ rệt giữa chế độ ăn nhiều mỡ và ung thư vú. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau này lại kết luận không có mối liên quan giữa lượng mỡ ăn vào và nguy cơ ung thư vú. Một số tác giả ở Canada điều tra trên 35 quốc gia, kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư vú cao có liên quan tới lượng mỡ động vật hấp thu và không liên quan với lượng chất béo thực vật.
Đan Mạch là một trong những nước tiêu thụ lượng mỡ động vật cao nhất, tỷ lệ tử vong do ung thư vú chiếm khoảng 27/100 000 phụ nữ, còn tại Nhật Bản, Thái Lan tiêu thụ lượng mỡ động vật thấp nhất thì tỷ lệ tử vong do ung thư vú chỉ chiếm khoảng 5/100000 phụ nữ. Nghiên cứu của Phia Sườn Xi ong (1999) cũng cho thấy phụ nữ sau mãn kinh ngày nào cũng ăn thịt, nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp 2 lần so với người bình thường. Một nghiên cứu trên một quần thể dân cư so sánh trong 3 nhóm người có 3 mức độ nguy cơ khác nhau: Phụ nữ Nhật Bản sống tại Nhật (nguy cơ thấp), người Nhật sống ở Hawaii (nguy cơ trung bình) và phụ nữ da trắng sống ở Hawaii (nguy cơ cao) đã không ủng hộ cho giả thuyết về liên quan giữa chế độ ăn mỡ và ung thư vú Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, chế độ ăn mỡ không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú trong nhóm phụ nữ trước mãn kinh nhưng liên quan đến phụ nữ sau 50 tuổi. Những nghiên cứu gần
đây về vai trò của chế độ ăn trong sự phát triển ung thư vú cũng đi đến kết luận ảnh hưởng của chế độ ăn trong bệnh sinh ung thư vú là chưa chắc chắn và không thấy mối liên quan giữa lượng mỡ ăn vào và nguy cơ ung thư vú.
Một nghiên cứu ca chứng khác ở vài nước cũng không khẳng định được mối liên quan thực sự giữa lượng mỡ đưa vào và nguy cơ ung thư vú. Người ta nói nhiều đến ăn nhiều thịt nướng và thịt rán sẽ tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu tại Columbia trên 273 phụ nữ sau mãn kinh được chẩn đoán là ung thư vú và 657 ca chứng. Những phụ nữ này phải hoàn thành những câu hỏi về loại thịt ăn và cách chế biến.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những người thường xuyên ăn thịt nướng có nguy cơ phát triển ung thư vú. cao gấp 5 lần so với những người thường ăn bằng cách nấu. ăn nhiều loại thịt màu đỏ như thịt bò cũng tăng nguy cơ ung thư vú trong khi đó các loại thịt màu trắng và cá không làm tăng nguy cơ. Các nhà nghiên cứu cho rằng thịt rán và nướng sẽ giải phóng ra heterocyclic amines là một tác nhân gây ung thư.
Rượu cũng được coi làm tăng nguy cơ ung thư vú. Uống rượu quá nhiều và kéo dài sẽ làm trở ngại việc chuyển hóa estrogen tại gan gây hậu quả làm tăng nồng độ estrogen trong máu. Tại một số vùng của Thụy Sỹ, nơi mà lượng tiêu thụ rượu cao hơn Bắc âu và Mỹ, người ta thấy tỷ lệ ung thư vú trong quần thể này cao nhất Châu âu. ảnh hưởng của rượu lên nguy cơ ung thư vú đã được nghiên cứu tại Thụy Sĩ từ năm 1990 đến 1995. Nghiên cứu này đã tìm thấy tỷ lệ thô là 1,8 trên những phụ nữ khi bắt đầu uống rượu ở tuổi dưới 30 và tỷ lệ này là 1,4 khi bắt đầu uống rượu ở tuổi sau 30. Đối với những phụ nữ tiêu thụ trên 2 lít rượu một ngày (nồng độ tiêu thụ cao nhất) thì nguy cơ ung thư vú gấp 2\"3 lần. Ngược lại, chế độ ăn nhiều dấu thiu, giầu ngữ cốc và rau quả có thể ngăn chặn nguy cơ này. Chất xơ có thể coi là có ảnh hưởng đến chuyển hóa estrogen và một số dẫn xuất vitamin có thể có tác dụng bảo vệ.
Sự khác biệt về chế độ ăn cũng có thể là một phần cho sự thay đổi về tỷ lệ tử vong ung thư vú trên một quần thể di cư. Đây là một lĩnh vực cần phải nghiên cứu sâu bởi vì thói quen ăn, uống của con người là rất khác nhau do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và điều này cũng có thể làm thay đổi về đen. Cần phải có nghiên cứu hồi cứu một cách sâu rộng về thói quen ăn, uống để xác định một xu thế nguy cơ. Ví dụ, tiêu thụ các sản phẩm của đậu ở người Trung Quốc rất cao và người Trung Quốc có tỷ lệ ung thư vú thấp, tuy nhiên tỷ lệ này cũng có thể là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khác.
Một số nhà nghiên cứu đề xuất là có thể sẽ rất tết đối với những phụ nữ bị ung thư vú có chế độ ăn với tỷ lệ xơ/mỡ cao và tập thể dục đều đặn. Người ta cho rằng nếu uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư vú nhưng tiêu thụ rượu với một lượng vừa phải thì có thể có lợi cho các bệnh về cơ tim, vì vậy hướng dẫn việc uống rượu thích hợp cũng cẩn thiết nhưng cũng rất khó khăn.
Sử dụng một số thuốc
Theo một số nghiên cứu tại Canada, trên một số bệnh nhân sử dụng kéo dài thuốc chống trầm cảm (tricyclic) làm tăng tỷ lệ ung thư vú. Nghiên cứu của Cotterchio mới đầu chỉ theo dõi trên 9 bệnh nhân ung thư vú và một ca chứng sử dụng thuốc chống trầm cảm loại paroxetine. Tác giả đã đưa ra kết luận ban đầu là paroxetine có thể là một tác nhân thúc đẩy ung thư vú. Các nghiên cứu của tác giả sau này được thực hiện trên 700 phụ nữ ung thư vú tuổi từ 25 đến 74 và 700 phụ nữ làm chứng cùng lứa tuổi sử dụng thuốc chống trầm cảm (tricyclic). Họ so sánh hai nhóm này nhưng nhìn chung không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, khi phân tích đơn yếu tố một cách chi tiết, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những phụ nữ sử dụng thuốc trong 25 tháng hoặc kéo dài hơn có tăng nguy cơ phát triển ung thư vú gấp 2 lần so với những phụ nữ không sử dụng thuốc này. Họ cúng cho rằng, những phụ nữ đã có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư vú mà sử dụng thuốc chống trầm cảm trên 2 tuần thì nguy cơ ung thư vú sẽ tăng gấp 7 lần.
Thuốc lá
Có nhiều nghiên cứu về vai trò của nghiện thuốc lá đối với ung thư vú nhưng các kết quả chưa thực sự thống nhất. Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đan Mạch ở Trường Đại học Aarhus nghiên cứu trên 3240 phụ nữ tuổi từ 15 đến 92 (trung bình là 45) có liên quan đến chụp tuyến vú. Trong số phụ nữ này 1820 phụ nữ hút thuốc và 1412 người không hút thuốc. Tổng số người bị ung thư vú trong số này là 320. Nghiên cứu thống kê chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc ở tuổi từ 30 trở lên nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 60% so với những phụ nữ không hút thuốc. Những người hút thuốc nguy cơ phát triển ung thư vú sớm hơn so với những người không hút thuốc. Tuổi trung bình của những người hút thuốc bị ung thư vú là 59 so với những người không hút thuốc là 67. Một số nghiên cứu tại Trường Đại học Boston cũng cho thấy những người hút thuốc nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn gấp 2 lần so với những người không hút thuốc đặc biệt cao ở những người hút thuốc trước tuổi 12. Phụ nữ hút thuốc trước 12 tuổi nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 7,5 lần so với những người không hút thuốc.
Yếu tố virus
Một số nhà nghiên cứu tìm hiểu một số virus có ở trong chuột, mèo có thể liên quan đến ung thư vú người song mối liên quan này chưa được nhiều vlgười công nhận. Pogo nghiên cứu thấy một loại retrovirus có trong u vú ở chuột. Loại virus này được tìm thấy 40% ở phụ nữ Đông âu bị ung thư vú, nhưng tỷ lệ này thấp ở phụ nữ Trung Quốc.