Cấu trúc vi thể tuyến vú - Sinh lý của tuyến vú ...

Ngày đăng: 11/12/2008 Lượt xem 13308

Trong giai đoạn đang phát triển

Russo đã mô tả chi tiết quá trình phát triển tuyến vú trong giai đoạn dậy thì như là quá trình phát triển và phân chia của các ống tạo thành các ống tận có hình gậy. Quá trình phát triển các ống tận tạo nên các nhánh nhỏ mới và các ống dẫn nhỏ gọi là các nụ nang (alveolar buds). Sau đó, các nụ nang này sẽ biệt hoá thành các cấu trúc tận của vú, được đặt tên là Acine theo các nhà giải phẫu bệnh Đức hoặc \"tiểu quản\" theo Dawson. Các thùy phát triển trong vòng vài năm đầu sau khi có kinh. Nhóm nụ nang xung quanh ống tận và tạo thành thuỳ típ I, bao gồm xấp xỉ 1-1 hàng nụ nang với 2 lớp biểu mô. Quá trình biệt hoá hoàn toàn tuyến vú trong thời kỳ dậy thì kéo dài nhiều năm, và sẽ không được hoàn chỉnh nếu có thai trong thời kỳ này. Nghiên cứu kỹ vi thể của vú thấy có sự hiện diện của 3 thuỳ típ khác nhau. Thuỳ típ I, như đã được mô tả trước đó, là thế hệ thuỳ thứ nhất phát triển ngay sau khi có kinh. Sự chuyển tiếp dần dần sang thuỳ típ II và III là kết quả của quá trình mọc liên tục các nụ nang.

 

 

Cấu trúc vi thể của vú ngữ trưởng thành

Khi chưa trưởng thành, các ống dẫn và các nang tuyến được chia hàng bởi 2 lớp tế bào biểu mô, gồm 1 lớp tế bào có đáy hình lập phương và 1 lớp tế bào dẹt. ở thời kỳ dậy thì và sau đó, dưới tác dụng của estrogen lớp biểu mô này tăng sinh phát triển thành nhiều lớp. Có 3 loại tế bào là tế bào ở bề mặt (tế bào sáng), tế bào nền (tế bào chính), và tế bào cơ biểu mô.

Các tế bào bề mặt là những tế bào bắt màu kiềm, sẫm mầu, giàu Ribosom. Các tế bào bề mặt tiến triển đến giai đoạn có giãn gian bào, với sự phình lên của các ti lạp thể, tập hợp thành các nhóm, tạo thành những cái chồi trong lòng ống. Tế bào nền là loại tế bào chính của biểu mô tuyến vú, màu sáng, với nhân hình trứng mà  không có hạt nhân. Nơi các tế bào nền tiếp xúc với lòng ống, có các vi nhung mao ở trên màng tế bào. Các sợi trong bào tương giống với các sợi trong tế bào cơ biểu mô. Các tế bào cơ biểu mô nằm quanh nang và các ống tiết sữa nhỏ giữa mặt trong của màng đáy và lớp áo riêng. Các tế bào cơ-biểu mô được sắp xếp theo nhánh, có hình như ngôi sao. Cơ tương bao gồm các sợi có đường kính từ 50 - 80 cm, những sợi cơ này được gài vào màng đáy bởi các cầu nối gian bào. Những tế bào này không chịu sự chi phối nhưng cóthể bị kích thích bởi các hormon Prolactin và Oxytocin.

Sinh lý của tuyến vú

Hình thái và chu kỳ kinh nguyệt

Những thay đổi mô học của vú bình thường có liên quan đến những biến đổi về nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này xảy ra ở cả mô đệm và phần biểu mô.

Những thay đổi có tính chu kỳ về nồng độ hormon sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến hình thái vú. Dưới ảnh hưởng của FSH và LH trong pha nang noãn của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng lên do được tiết nhiều từ nang Graff sẽ kích thích biểu mô vú tăng sinh. Trong pha tăng sinh này, biểu mô dài ra, tăng số lượng các phân bào, tăng tổng hợp RNA, tăng tỉ trọng nhân, nở to các hạt nhân và những thay đổi các thành phần khác trong tế bào. Đặc biệt, các thể Golgi, rthosome các ti lạp thể tăng cả về kích thước và số lượng. Trong pha nang, \"ở thời điểm giữa chu kỳ, khi mà estrogen được tổng hợp và tiết ra nhiều nhất thì sẽ xảy ra rụng trứng. Một đỉnh thứ 2 xảy ra ở giữa pha hoàng thể, khi tổng hợp progesteron ở hoàng thể đạt cực đại Tương tự, progesteron làm thay đổi biểu mô vú trong pha hoàng thể của chu kỳ rụng trứng. Các ống tuyến vú giãn ra, các tế bào biểu mô nang sẽ biệt hoá thành các tế bào tiết.

Những thay đổi biểu mô vú do các hormon là nhờ các thụ thể steroid trong tế bào hoặc các thụ thể peptid gắn với màng tế bào. Người ta đã tìm thấy các thụ thể của estrogen và progesteron trong dung dịch bào tương của biểu mô tuyến vú bình thường. Thông qua sự gắn các hormon này vào các thụ thể đặc hiệu, sẽ có sự thay đổi phân tử, dẫn đến những thay đổi về hình thái cũng như về sinh lý. Tương tự, các thụ thể màng cũng có thể điều chỉnh tác dụng của prolactin. Nồng độ estrogen nội sinh tăng có thể có tác dụng giống histamin trên vi tuần hoàn vú, hậu quả là làm tăng tối đa dòng máu từ 3-4 ngày trước khi có kinh, với sự tăng trung bình thể tích vú 15-30 cm3. cảm giác đầy tức vú trước khi có kinh là do tăng phù khoảng giữa các thuỳ và tăng sinh các ống- nang dưới tác dụng của estrogen và progesteron. Khi có kinh, có sự giảm đột ngột nồng độ hormon sinh dục lưu hành và hoạt động của biểu mô cũng giảm xuống

Sau khi hết kinh, phù nhu mô giảm xuống, sự xẹp biểu mô ngừng lại và bắt đầu 1 chu kỳ mới với sự tăng nồng độ estrogen. Thể tích vú nhỏ nhất vào ngày thứ 5-7 sau khi hết kinh. Những thay đổi tốc độ phát triển mô vú có tính chất chu kỳ liên quan đến sự thay đổi hormon trong pha nang trứng và pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này có thể đo và quan sát được dựa vào các thông số của tế bào và nhân: mô học, hình thái tế bào (vùng nhân, chu vi, hạt nhiễm sắc, mức độ bắt màu), hình thái nhân, phân bào, bắt giữ Tritiated thymidine, các marker của sự tăng sinh: Ki-67, PCNA, MIB-I.

Đa số các quan sát được thực hiện trên các bệnh phẩm thực nghiệm, thường là từ những phụ nữ có vú bất thường hoặc từ bệnh phẩm sinh thiết, có thể cho những kết quả không hằng định và trái ngược. Phần lớn các nghiên cứu thấy sự phát triển các tế bào biểu mô tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt (pha hoàng thể).

Vai trò của estrogen và progesteron tiếp tục được nghiên cứu trên mô vú người nuôi cấy dưới da chuột Nước. Người ta thấy có sự tăng phát triển tế bào biểu mô 7 ngày sau khi tiếp xúc với estrogen. Progesteron không có tác dụng, và sự kết hợp estrogen với progesteron không làm tăng mà cũng không làm giảm đi tác dụng gây tăng sinh của estrogen. Những quan sát này có thể giải thích tại sao lại có tăng cường sự phát triển trong pha hoàng thể tiếp theo lúc đỉnh điểm của estrogen trước rụng trứng.

Những thay đổi của vú trong khi có thai

Trong thời kỳ mang thai, có sự tăng trưởng đáng kể các ống dẫn, các thuỳ và các nang, do những ảnh hưởng của các steroid sinh dục của hoàng thể và nhau thai, của lactogen nhau thai, prolactin và của chorionic gonadotropin. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, quan sát thấy estrogen và progesteron gây giải phóng prolactin do làm giảm chất ức chế giải phóng prolactin của vùng dưới đồi (PIF). Trong thời kỳ có thai, prolactin cũng được giải phóng rất nhiều và có lẽ có tác dụng kích thích biểu mô tuyến phát triển. Nồng độ prolactin tăng lên từ từ trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, nồng độ prolactin trong máu cao hơn bình thường từ 3-ỡ lần, và biểu mô tuyến vú bắt đầu tổng hợp protein.

Trong vòng 3-4 tuần đầu thai nghén, các ống dẫn phát triển lên đáng kể và tạo thành các nhánh, các thuỳ dưới tác dụng của estrogen. Đến tuần thứ 5-8, vú to lên rõ rệt, với sự giãn các tĩnh mạch nông, có cảm giác nặng tức và vùng núm-quẩng vú trở nên

đen hơn. ở 3 tháng giữa, dưới tác dụng của progesteron, sự hình thành các thùy đã vượt trội hơn sự phát triển của các ống dẫn ; các nang chứa sữa non không có mỡ được hình thành dưới tác dụng của prolactin. Từ nửa sau thời kỳ thai nghén trở đi, vú tăng kích thước do không chỉ tăng sinh biểu mô tuyến vú mà còn do giãn các nang chứa sữa non, cũng như phì đại các tế bào cơ biểu mô, mô liên kết và tổ chức mỡ. Nếu quá trình này bị ngừng lại do đẻ sớm, có thể có chảy sữa từ tuần thứ 16 trở đi.

Tiết sữa

Prolactin, với sự có mặt của hormon tăng trưởng (GH), insulin và cortisol sẽ chuyển các tế bào biểu mô tuyến vú từ trạng thái không tiết sang trạng thái tiết. Trong vòng 4-5 ngày sau đẻ, vú nở to do có sự tích luỹ các chất tiết trong nang và ống dẫn. Sữa non được tiết ra đầu tiên là dạng dịch huyết thanh mịn, dính và có màu vàng. Sữa non chứa lactoglobulin là một globulin miễn dịch. Các acid béo như acid decadienoic, phospholipid, các vitamin tan trong mỡ và lactalbumin trong sữa non có giá trị rất cao về dinh dưỡng. sau tiết sữa non, dần dẫn sẽ chuyển sang tiết sữa chuyển tiếp và sữa thực thụ.

 

... Xem tiếp bài sau (Phần tin mới hơn)

 

Tin liên quan