Chương 1
Tác giả: GS-TS: Nguyễn Bá Đức, TS: Trần Văn Thuấn
Sự hình thành phát triển và sinh lý của tuyến tuyến vú
Vú hay tuyến sữa là cơ quan rất quan trọng đảm bảo sự sống cho trẻ mới sinh cũng như trong việc duy trì giống nòi. Vì vậy, những hiểu biết về hình thái và sinh lý học của vú cùng những mối liên quan với nhiều tuyến nội tiết khác là cực kỳ cần thiết để nghiên cứu về sinh lý bệnh cũng như giúp ích rất nhiều trong điều trị các bệnh lý lành tính, tiền ác tính hoặc ác tính của tuyến vú.
Thời kì phôi thai
- Ở tuần thứ 5 của thai nghén, lá phôi sữa ngoại bì nguyên thuỷ hay \"dải sữa\" (galactic bùng) phát triển từ nách tới háng của thân phôi. ở vùng ngực, dải này phát triển tạo thành 1 mào tuyến vú, trong khi phần còn lại của dải sữa sẽ thoái triển. ở khoảng 2-6% các trường hợp có sự thoái triển hoặc phát tán không hoàn toàn của dải sữa nguyên thuỷ dẫn tới sự hình thành vú phụ.
- Đến tuần thứ 7-8 của thời kỳ thai nghén, xảy ra hiện tượng này tuyến vú (giai đoạn đồi sữa - milk hill stage), tiếp sau là sự lõm vào trong mô giữa thành ngực (giai đoạn đun và phát triển 3 chiều (giai đoạn hình cầu). Mô giữa thành ngực sẽ tiếp tục xâm lấn làm dẹt mào tuyến vú (giai đoạn hình nón) ở tuần 10-14 của thai nghén. Giữa luẩn 12-16 của thai nghén, các tế bào mô -giữa sẽ biệt hoá thành cơ trơn của núm vú và quang vú. Biểu mô nụ phát triển (giai đoạn nụ) rồi phân nhánh thành 15-25 dải biểu mô (giai đoạn phân nhánh) ở tuần 16 của thai nghén; đây là các dải đại diện cho các nang tiết sau này. Tiếp đó, vú thứ 2 sẽ phát triển, cùng với sự biệt hoá của các nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, nhưng chỉ có tuyến mồ hôi là phát triển hoàn chỉnh ở thời điểm này. Về mặt nguồn gốc, nhu mô vú được cho là phát triển từ mô tuyến mồ hôi. Ngoài ra, các tuyến bán huỷ đặc biệt phát triển tạo thành các tuyến Montgomery xung quanh núm vú. Quá trình phát triển này không chịu ảnh hưởng của các hormon.
- Trong thời gian 3 tháng cuối, các hormon sinh dục của nhau thai xâm nhập vào hệ tuần hoàn của thai và tạo ra các kênh của biểu mô nhánh. Quá trình này tiếp tục từ tuần thứ 20 tới tuần thứ 30 của thai nghén. Cùng thời gian đó, có sự hình thành 15-25 ống vú, cùng sự kết dính của ống và tuyến bã ở gần biểu bì. Quá trình biệt hoá nhu mô xảy ra từ tuần 32 tới 40 với sự phát triển cấu trúc các nang-tiểu thùy có chứa sữa non (giai đoạn túi cùng). Tại thời điểm này, khối lượng tuyến vú tăng gấp 4 lần, quầng và núm vú phát triển và trở nên sẫm màu. ở trẻ sơ sinh, tuyến vú bị kích thích sẽ tiết ra sữa non (đôi khi còn gọi là sữa witch), nó có thể xuất hiện ở núm vú đa số các trẻ sơ sinh dù thuộc giới nào sau đẻ 4-7 ngày. Còn ở những trẻ mới đẻ, tiết sữa non giảm dần trong giai đoạn 3-4 tuần và teo vú .do hết các hormon nhau thai. Trong thời kỳ niên thiếu, các túi cùng sẽ tiếp tục kênh hoá và phát triển thành các cấu trúc ống, to lên và chia nhánh.
Sự phát triển bất thường của tuyến vú
Các bất thường bẩm sinh
Bất thường phổ biến nhất là có thêm một vú phụ. Nguyên nhân xuất hiện của vú phụ có thể do sai sót của quá trình nhiễm sắc nevi, và có thể xảy ra ở bất cứ điểm nào dọc lá phôi sữa từ nách tới háng. Rất hiếm có thể gặp tuyến vú phụ phát triển. Trong thời kỳ có thai và cho con bú, vú phụ này cũng có thể to lên.
Thiểu sản là tình trạng tuyến vú kém phát triển, có trường hợp không có tuyến vú bẩm sinh. Có rất nhiều các bất thường của vú và được phân loại như sau :
· Thiểu sản vú 1 bên, bên đối diện bình thường.
· Thiểu sản vú 2 bên.
· Quá sản vú 1 bên, bên đối diện bình thường.
· Quá sản vú 2 bên.
· Thiểu sản vú 1 bên, bên đối diện quá sản.
· Thiểu sản 1 bên vú, lồng ngực và các cơ ngực (hội chứng Poland).
Đa số các bất thường này đều không có gì nghiêm trọng.
Các bất thường mắc phải
Bất thường phổ biến nhất là tật không có vú (amazia). Chỉ định sinh thiết vú không đúng khi vú đang phát triển trước dậy thì có thể cắt mất phần nhiều quầng vú và hậu quả là gây biến dạng vú trong thời kỳ dậy thì. Điều trị tia xạ cho các trẻ gái chưa dậy thì do bị u máu ở vú hoặc có bệnh ở lồng ngực cũng có thể gây vú không phát triển. Các nguyên nhân khác như bỏng nặng gây co kéo, nếu xảy ra trong khi tuyến vú đang phát triển cũng có thể dẫn đến hậu quả là vú bị biến dạng.
Sự phát tbiển bình thường thường của vú trong thời kỳ dậy thì
Quá trình dậy thì ở trẻ gái bắt đầu ở tuổi 10-12. Các tế bào ưa kiềm ở thuỳ trước tuyến yên giải phóng ra FSH và LH. FSH kích thích các nang nguyên thuỷ chín thành các nang Graaf, các nang này sẽ tiết ra estrogen mà chủ yếu là 17 -estradiol. Đây là hormon kích thích sự phát triển của vú và các cơ quan sinh dục. Trong vòng 1 -2 năm đầu sau khi có kinh nguyệt, chức năng trục dưới đồi-yên- thượng thận không cân bằng vì sự chín của các nang nguyên thuỷ không gây được rụng trứng hoặc pha hoàng thể. Do vậy quá trình tổng hợp estrogen ở buồng trứng trội hơn so với tổng hợp progesteron ở hoàng thể. Tác dụng sinh lý của estrogen lên sự phát triển vú là kích thích các ống biểu mô phát triển dài ra. Các ống tận cũng tạo thành các nụ và nó dự báo sự phát triển của thuỳ vú. Đồng thời, các tổ chức mô liên kết quanh ống cũng phát triển, tăng về thể tích và độ đàn hồi, kèm theo là sự gia tăng các mạch máu và mô mỡ. Những thay đổi ban đầu này là nhờ estrogen được tổng hợp tại các nang trứng không rụng trứng. Tiếp đó là có rụng trứng và progesteron được giải phóng từ hoàng thể. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, estrogen đơn thuần gây được sự phát triển các ống tuyến còn progesteron đơn thuần thì không. Kết hợp 2 hormon có thể gây được sự phát triển hoàn chỉnh các ống-nang-thuỳ của mô tuyến vú. Sự phát triển tuyến vú ở mỗi người là khác nhau nên không thể phân loại những thay đổi mô học dựa trên cơ sở tuổi. Sự phát triển vú theo tuổi được mô tả dựa trên những thay đổi hình thể ngoài. Tiến triển của vú từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành được chia làm 5 giai đoạn (GĐ), theo Tanner như sau :
GĐ 1 : Núm vú nhô lên nhưng không sờ thấy mô tuyến, quầng vú chưa sẫm màu.
GĐ 2 (Tuổi ll-12) : Xuất hiện mô tuyến ở vùng dưới quầng vú. Núm vú và mô tuyến vú nhô lên ở thành ngực.
GĐ 3 (Tuổi 12-13) : Tăng số mô vú có thể sờ được, vú to lên, tăng về đường kính và quầng vú sẫm màu hơn. Chu vi của vú và núm vú vẫn nằm trên 1 bình diện.
GĐ 4 (Tuổi 13-14) : Quầng vú to lên và sẫm màu hơn. Núm vú và quầng vú tạo thành mô thứ 2 cao hơn vú.
GĐ 5 (Tuổi 14- 16) : Phát triển đường viền cơ trơn hoàn chỉnh.
... Xem tiếp bài sau