Ung thư phổi

Ngày đăng: 26/11/2008 Lượt xem 12723

Nguyên Nhân Gây Bệnh là gì?
Không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể giải thích được tại sao người này bị mắc bệnh ung thư phổi mà người khác lại không bị. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một người với một số nhân tố tiềm ẩn cụ thể có thể dễ bị mắc bệnh hơn những người khác.

Khói thuốc là một nguy cơ quan trọng nhất và nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến ung thư phổi. Đây là nguyên nhân gây ra 80% số trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới. Những hợp chất nguy hại trong thuốc lá phá hủy các tế bào phổi. Qua thời gian, những tế bào bị phá hủy đó bị ung thư. Đó là lý do tại sao hút thuốc điếu, thuốc tẩu, hoặc xì-gà có thể gây ung thư phổi và những người không hút thuốc hít phải những chất trên cũng bị mắc ung thư. Một người hít càng nhiều khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn.

Những nguyên nhân khác có thể gây ung thư phổi bao gồm chất rađon (khí ga hoạt tính), amiăng, thạch tín, crom, ni-ken và ô nhiễm không khí. Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư phổi cũng có khả năng bị nhiễm bệnh trên. Những người bị ung thư phổi có nguy cơ phát triển ung bướu phổi lần hai. Những người trên 65 tuổi khi chẩn đoán thường mắc bệnh ung thư phổi.

\"image3\"

\"image4\"

Triệu chứng

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Nhưng khi bệnh phát triển, thường có những dấu hiệu sau:

  • Ho không khỏi, ngày càng nặng hơn

  • Hô hấp có vấn đề, chẳng hạn như thở dốc

  • Đau ngực kéo dài

  • Ho ra máu

  • Khàn giọng

  • Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, như bị viêm phổi

  • Luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Thường thì các triệu chứng này không phải do ung thư. Các vấn đề khác về sức khỏe cũng có thể gây ra các triệu chứng này. Ai có những triệu chứng như trên nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chụp phim

Chụp phim giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị ung thư sớm. Một số phương pháp phát hiện ung thư đã được nghiên cứu như các xét nghiệm chụp phim. Những biện pháp có trong nghiên cứu bao gồm những xét nghiệm đờm (chất nhầy lấy từ phổi khi ho), chụp x-quang vùng ngực hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT) xoắn ốc.

Người bệnh có thể nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ riêng, những ích lợi và nguy hại của việc chụp phim phát hiện ung thư phổi. Giống như những quyết định điều trị khác, quyết định chụp phim xuất phát từ ý định cá nhân. Người bệnh có thể sớm đưa ra quyết định ngay khi biết được những mặt lợi, hại của việc chụp phim.

Chẩn đoán

Nếu quý vị có những dấu hiệu bị ung thư phổi, các bác sĩ sẽ tìm ra liệu nó bắt nguồn từ ung thư hay do tình trạng sức khỏe khác. Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu và làm một số chẩn đoán:

  • Kiểm Tra Thể Trạng

  • Chụp X-quang Vùng Ngực

  • Chụp Cắt Lớp Điện Toán (CT)

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một số xét nghiệm sau để lấy bệnh phẩm:

  • Xét nghiệm đờm: Dịch đặc (sputum) được ho ra từ phổi. Phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra mẫu đờm để tìm các tế bào ung thư.

  • Chọc dịch màng phổi: Bác sĩ dùng một ống kim dài để lấy dịch (từ màng phổi) từ lồng ngực. Phòng xét nghiệm kiểm tra dịch để tìm các tế bào ung thư.

  • Nội soi phế quản: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, nhẹ (ống soi phế quản) qua mũi hoặc miệng để đi vào phổi. Bác sĩ có thể lấy mẫu tế bào bằng ống kim, bàn chải, hoặc những dụng cụ khác. Bác sĩ cũng có thể rửa sạch vùng xét nghiệm bằng nước và thu thập tế bào trong nước rửa.

\"image1\"

  • Chọc hút bằng kim: Bác sĩ dùng một ống kim mỏng để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết.

  • Mở lồng ngực: Trong trường hợp khó lấy các mô ung bướu, bác sĩ sẽ rạch một vết ở lồng ngực để lấy sinh thiết trực tiếp từ khối u phổi hoặc hạch bạch huyết.

Chẩn Đoán Ung Thư Phổi Bằng Cách Nào?

Để có kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sĩ cần xác định được loại ung thư phổi và giai đoạn phát triển của bệnh. Việc xác định t
hời kỳ của bệnh được tiến hành rất cẩn thận để tìm rõ xem bệnh đã lan ra đến những phần nào trên cơ thể. Ung thư phổi lan nhanh nhất đến các hạch bạch huyết, não, xương, gan, và tuyến thượng thận.

Các Giai Đoạn Của Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ
Các bác sĩ mô tả ung thư phổi tế bào nhỏ có hai giai đoạn:

  • Giai đoạn hạn chế: Ung thư được phát hiện ở một lá phổi và những mô gần kề.

  • Giai đoạn mở rộng: Ung thư được phát hiện tại những mô ở vùng ngực bên ngoài phổi. Hoặc ung thư được phát hiện ở những cơ quan xa hơn.

Các Giai Đoạn của Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ

  • Giai đoạn chưa phát triển rõ ràng: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước thu được từ nội soi phế quản, nhưng không thể nhìn thấy những khối u trong phổi.

  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp đệm gần phổi nhất. Khối u không phát triển thông qua lớp đệm này. Khối u ở giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô.  Khối u không phải là ung thư lây lan.

  • Giai đoạn I: Khối u phổi không phải là ung thư lây lan. Khối u phát triển thông qua lớp đệm gần nhất của phổi, dần đi vào sâu những mô phổi bên trong. Các tế bào ung thư không được tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.

  • Giai đoạn II: U phổi có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng sẽ không lây lan sang những bộ phận xung quanh. Các tế bào ung thư không được tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.

  • Giai đoạn III: U phổi có thể lan đến những cơ quan gần kề, lồng ngực, cơ hoành, các mạch lớn hoặc các u huyết cùng phía hoặc đối diện với khối u.

  • Giai đoạn IV: Các khối u ác tính sản sinh được tìm thấy tại các thùy phổi hoặc tại lá phổi khác. Các tế bào ung thư được tìm thấy tại những bộ phận khác của cơ thể như não, tuyến thượng thận, gan, hoặc xương.

Điều Trị Ung Thư Phổi

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ xác định mục tiêu của việc điều trị là chữa trị, kiềm chế bệnh để kéo dài sự sống hoặc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương thức chữa trị có thể được tiến hành đơn lập hoặc kết hợp.

Phẫu Thuật - Phẫu thuật chữa trị ung thư phổi gồm việc cắt bỏ các mô có khối u và các hạch bạch huyết lân cận.

\"image5\"

Liệu Pháp Bức Xạ -Liệu pháp bức xạ (hay còn gọi là xạ trị) là sử dụng các tia mang năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào bạch cầu. Nó chỉ có tác dụng đến các tế bào trong khu vực chữa trị.

Hóa Trị - Hóa trị là sử dụng thuốc chống ung thư để diệt những tế bào ung thư. Các loại thuốc được tiêm vào mạch máu và có thể tác động đến các tế bào ung thư ở toàn có thể.

Chữa Bệnh Bằng Thuốc theo Mục Tiêu - Chữa bệnh bằng thuốc theo mục tiêu là sử dụng thuốc để ngăn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc được tiêm vào mạch máu và có thể tác động đến các tế bào ung thư ở toàn có thể. Một số người bị nhiễm ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc theo mục tiêu.

Tin liên quan