BS. Nguyễn Tiến Đồng
Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu Bệnh Viện Bạch Mai
Theo
thống kê của GLOBOCAN 2018, ung thư phổi là một trong những bệnh ung
thư có tỷ lệ tử vong và mắc mới hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam,
ước tính của GLOBOCAN 2018 hàng năm có khoảng 23667 ca mắc mới và 20701
bệnh nhân tử vong mỗi năm, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau ung thư gan.
Trước tiên ta nên biết: Thế nào là sàng lọc?
Sàng
lọc là sự kiểm tra, phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng, việc sàng
lọc có thể giúp phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn sớm từ đó giúp tăng khả
năng điều trị bệnh tốt hơn.
Việc
phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh hoàn
toàn, tăng thời gian sống thêm và giảm chi phí y tế cho bệnh nhân và
toàn xã hội.
Trong bài viết này sẽ trình bày về 5W+2H trong sàng lọc ung thư phổi.
Sẽ trả lời các câu hỏi:
1.Tại sao ta lại phải sàng lọc ung thư phổi: WHY?
2.Ai nên sàng lọc ung thư phổi: WHO?
3.Khi nào nên sàng lọc ung thư phổi: WHEN?
4.Sàng lọc ung thư phổi bằng công cụ gì: WHAT?
5.Sàng lọc ung thư phổi ở đâu: WHERE?
6.Sàng lọc ung thư phổi như thế nào: HOW?
7.Và Sàng lọc ung thư phổi mất bao nhiêu: HOW MUCH?
1. Tại sao phải tấm soát ung thư phổi?
Mục
tiêu của sàng lọc ung thư phổi là giúp phát hiện bệnh khi chưa có triệu
chứng, bệnh ở giai đoạn sớm từ đó giúp tăng khả năng chữa khỏi. Theo
các nghiên cứu báo cáo cho thấy, khi bệnh đã xuất hiện các triệu chứng
thông thường bệnh đã ở giai đoạn muộn việc điều trị sẽ rất khó khăn và
tốn kém, vì thế việc sàng lọc giúp làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư
phổi.
2. Ai nên sàng lọc ung thư phổi?
Việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:
Nhóm 1:
-
Tuổi: 55 – 74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm có thể hiện
tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Nhóm 2:
-
Tuổi ≥ 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy
cơ như: Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các
bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao…bệnh
nhân hiện đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư
phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.
Một
số nghiên cứu gần đây trên nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá cho thấy:
Yếu tố ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng
nguy cơ mắc ung thư phổi.
3. Khi nào nên sàng lọc ung thư phổi?
Khi bạn là một trong những người trong 2 nhóm kể trên.
4. Sàng lọc ung thư phổi bằng công cụ gì?
Chụp
CT scan ngực liều thấp (Low-dose computed tomgraphy) là thăm dò giúp
sàng lọc ung thư phổiđược khuyến cáo. Thăm dò này được thực hiện với một
máy quét tia X sử dụng liều xạ thấp để tạo nên hình ảnh chi tiết về
phổi của bạn.
Những
xét nghiệm khác như X quang ngực thẳng, xét nghiệm đàm hay chụp PET/CT
không cho thấy lợi ích dựa trên những bằng chứng hiện tại trong sàng lọc
ung thư phổi.
Các
nghiên cứu ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đã báo cáo sử dụng một số
xét nghiệm như: Sinh thiết lỏng, xét nghiệm tế bào u lưu hành để hỗ trợ
phát hiện sớm ung thư phổi, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều bằng chứng
nghiên cứu hơn nữa để có thể khuyến cao sử dụng chúng cho cộng đồng.
5. Sàng lọc ung thư phổi ở đâu.
Có
rất nhiều cơ sở y tế có thể sàng lọc ung thư phổi, một trong số đó là
Bệnh viện Bạch Mai, chi tiết xin liên hệ: Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và
Ung Bướu Bệnh Viện Bạch Mai - Số 78, Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống
Đa, Hà Nội hoặc số điện thoại: 0904.616.238
6. Sàng lọc ung thư phổi như thế nào?
Như
đã nói ở trên, khi bạn có nhu cầu sàng lọc ung thư phổi, việc đầu tiên
bác sĩ của bạn sẽ khám, khai thác tiền sử, bệnh sử và các yếu tố nguy cơ
của bạn từ đó sẽ đưa ra các tư vấn sàng lọc bệnh ung thư cụ thể cho
từng đối tượng. Với ung thư phổi để sàng lọc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn
chụp LDCT. Việc chụp LDCT khá đơn gian và là một thăm dò không xâm lấn
và bạn có thể ra về ngay sau đó.
Để chuẩn bị cho chụp LDCT bạn nên:
- Báo
cho bác sĩ nếu bạn mới bị nhiễm trùng đường hô hấp: Nếu bạn đang hoặc
gần đây có viêm đường hô hấp việc chụp LDCT có thể gây ra các hình ảnh
dương tính giả vì thế hãy đợi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết
trước khi tiến hành sàng lọc.
- Loại bỏ bất kỳ vật kim loại gì bạn mang trên người
7. Sàng lọc ung thư phổi mất bao nhiêu?
Chi
phí y tế khác nhau giữa các bệnh viện, vậy nên để biết thêm chi tiết
xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung
Bướu Bệnh Viện Bạch Mai - Số 78, Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa,
Hà Nội hoặc số điện thoại: 0904.616.238, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn
cho bạn.
8. Các rủi do khi sàng lọc ung thư phổi là gì?
- Bạn
chụp LDCT có nghĩa là bạn sẽ phải nhận một liều bức xạ nhất định, tuy
nhiên bạn đừng quá lo lắng, liều bức xạ này chỉ bằng chưa đến ½ liều bức
xạ thồng thường bạn phải tiếp xúc hàng năm và nó ít hơn rất nhiều so
với liều chuẩn.
- Nếu có bất thường, bạn sẽ phải trải qua các thăm dò sâu hơn như: Nội soi phế quản, sinh thiết….
- Âm tính giả: Có nghĩa là đôi khi đổn thương có thể bị bỏ sót trong quá trình sàng lọc
- Phát
hiện các tổn thương khôi u thực tế không gây hại cho bạn: Chỉ bằng hình
ảnh LDCT khó có thể nói khối u có gây nguy hiểm đến bạn hay không, vì
thế đôi khi việc sàng lọc sẽ đưa đến các can thiệp quá mức cho bạn. Việc
quyết định hướng đi tiếp theo bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ của mình
để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
9. Nhận định kết quả
- Chưa phát hiện bất thường: Việc sàng lọc sẽ được khuyến cao cho bạn sau đó một năm.
- Nốt
tổn thương trong phổi: khi phát hiện nốt tổn thương trong phổi, bạn có
thể tham khỏa bài viết sau để biết hướng xử trí tiếp theo: http://ungthubachmai.vn/ung-thu/cong-cu-lung---rads-trong-tam-soat-va-phat-hien-som-ung-thu-phoi.html.
Tài liệu tham khảo
- 1.https://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/screening.htm
- 2.https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/lung-cancer-screening/about/pac-20385024
- 3.https://effectivehealthcare.ahrq.gov/decision-aids/lung-cancer-screening/patient.html